Flavors Vietnam 2023
30/09/2023

Bố mẹ độc hại, những tổn thương có khả năng di truyền

Bố mẹ độc hại là những tổn thương mà cha mẹ gây ra cho con cái. Điều này có tính...
Đã sao chép
Đã lưu
Bố mẹ độc hại 1

Bố mẹ độc hại là những tổn thương mà cha mẹ gây ra cho con cái. Điều này có tính chất lây truyền từ bố mẹ sang cho bạn, và cũng từ bạn lây sang cho con cái của mình.

Thế hệ trước – bố mẹ bạn hay thế hệ sau – những đứa trẻ của bạn, họ chưa nhận thức được sự di truyền mang tính độc hại. Cho nên chỉ có bạn là nhân tố chính giữa – là người có đầy đủ nhận thức, kỹ năng và quyết tâm để cắt đứt sợi dây độc hại này.

Anh Trí đây, cùng anh tìm hiểu chủ đề “bố mẹ độc hại” và cách để tháo gỡ như thế nào nhé!

Cách chữa lành bố mẹ độc hại giữa phương Tây và phương Đông
Cách chữa lành bố mẹ độc hại giữa phương Tây và phương Đông

Anh biến mình thành bố mẹ độc hại

Một buổi tối, trong chuyến đi chơi cả gia đình, anh và chị đã có một cuộc tranh cãi kịch liệt suốt cả đêm. Anh đã nổi điên lên, rồi la hét, rồi vung tay múa chân không kiểm soát được.

Khi ấy con bé nhà anh đã thấy cảnh tượng này, nó úp mặt xuống gối và khóc. Nó run lên bần bật và không nói nên lời. Anh chợt nhận ra là mình đã làm gì đó sai sai, nhưng tình huống lúc đó anh không thể dừng lại, không thể kiểm soát cảm xúc của mình.

Trong khoảnh khắc đó anh biết mình đã làm một thứ độc hại đối với con bé.

Dường như bên trong, ở một góc nhỏ nào đó trong quá khứ anh đã từng có những tổn thương. Nó chỉ chực chờ giây phút này để được bật ra, để anh làm tổn thương cả vợ anh, con anh.

Anh quyết định mình phải tự chữa lành bằng cách nghiên cứu, thấu hiểu nguồn gốc tổn thương, sự sợ hãi trong tiềm thức. Quá trình tìm hiểu đó đã giúp anh định nghĩa được những khái niệm về bố mẹ độc hại “toxic parent”.

Trong video này anh chia sẻ 5 dấu hiệu thường thấy nhất của bố mẹ độc hại. Bạn bấm vào xem nhé!

Bố mẹ độc hại gắn liền với thế hệ trước

Sau quá trình tìm hiểu, anh bàng hoàng nhận ra là những dấu hiệu về bố mẹ độc hại dường như rất giống với những câu nói, hành vi của cha mẹ, ông bà, cô, cậu, dì, chú, bác trong suốt cả tuổi thơ và chặng hành trình trưởng thành của anh.

Họ mắc phải không chỉ một, mà vài điều của sự độc hại.

Anh giận dữ nhìn ra chính họ đã gieo vào tâm hồn anh những hạt giống độc hại trong suốt cả tuổi thơ. Những hạt giống ấy cứ lần lượt nảy mầm vào con cái, vào gia đình mà vô thức anh không nhận ra.

Trong suốt mấy tuần sau đó, anh lao vào xây dựng rào chắn phòng thủ với chính gia đình mình bằng các kỹ thuật tâm lý khác nhau. Anh tự vệ cảm xúc bằng cách quan sát, nhận diện lời nói độc hại. Anh kẻ lằn ranh tuyệt đối bảo vệ khu vườn tâm trí của mình.

Dường như anh thấy bình an hơn, chỉ có điều…

anh đánh mất gia đình của mình.

Anh dần dần mất kết nối với họ. Anh ít ghé ăn trưa, trò chuyện, tâm sự ,một cách vô tư. Anh bắt đầu thăm dò, suy diễn tất cả những câu nói của bố mẹ.

Anh nhìn ra, bên trong anh là một đứa trẻ bơ vơ đang ngự trị trong tâm hồn.

Bố mẹ độc hại
Anh biết mình là một ông bố còn nhiều thiếu sót, đau khổ và sai lầm

Tháo nhãn bố mẹ độc hại với người thân

Anh nhận ra, đó là những giới hạn trong phương thức tiếp cận và chữa lành của kỹ thuật tâm lý phương Tây. Họ dường như tập trung vào triệu chứng, hình thức bên ngoài. Họ đề cao tính chiến đấu, xử lý tức thì các yếu tố độc hại, giống như cách các bác sĩ Tây y truy tìm virus và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

Nhưng trong tình huống của anh, anh đang chiến đấu với ai cơ chứ. Đó là người thân, là bố mẹ của anh cơ mà.

Đức Phật đã dạy hãy quay vào bên trong để “Nhận diện khổ đau, Thấu hiểu khổ đau, và Chuyển hoá khổ đau”. Đối với ngài khổ đau là chất liệu cần thiết cho quá trình tu tập và trưởng thành.

Suy cho cùng, sự chuyển hoá không nên xây dựng dựa trên ánh mắt kỳ thị, dán nhãn độc hại lên hành vi, con người bằng cách chiến đấu, đối phó, loại trừ lẫn nhau. Sự chuyển hoá là khi anh xoá bỏ nhãn dán cho bố mẹ để yêu thương họ một cách sâu sắc.

Anh chấp nhận họ một cách bình thường, cả những lúc họ bình an, vui tươi, và cả những lúc họ buồn bã, thất vọng.

Anh ý thức rằng mình nên tháo gỡ những mong đợi hoàn hảo về hình mẫu ba mẹ tuyệt vời. Anh nhận ra chúng ta – ngày con nhỏ đã từng bức xúc khi bị ba mẹ so sánh với con nhà người ta, thì cớ gì bây giờ mình lại mong chờ ba mẹ sẽ trở thành ba mẹ nhà người ta.

Bố mẹ độc hại 2
Đừng mong đợi bố mẹ luôn hoàn hảo

Bản thân anh đến giờ vẫn phải học hỏi…

Anh vẫn còn đầy khổ đau, với những hành vi cũ đầy sai lầm. Tuy nhiên, anh ý thức rằng mình nên kiên nhẫn với chính mình hơn, để miệt mài học hỏi cách làm con, làm chồng, làm bố.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe lời tâm sự của anh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *