Flavors Vietnam 2023
12/07/2023

Tổn thương tâm lý – Di truyền từ cha mẹ đến con cái

Những đứa trẻ khi sinh ra đều là những tâm hồn thuần khiết, trọn vẹn và đủ đầy. Nhưng rồi...
Đã sao chép
Đã lưu
Tổn thương tâm lý

Những đứa trẻ khi sinh ra đều là những tâm hồn thuần khiết, trọn vẹn và đủ đầy. Nhưng rồi khi lớn lên, trong quá trình nuôi dưỡng chính cha mẹ lại mang đến cho con trẻ những tổn thương tâm lý.

Nhưng không phải lỗi của ai cả, ngay cả cha mẹ cũng không nhận thức được điều này, họ vô thức để những oán giận, tiêu cực lên con trẻ vì họ bế tắc.

Chào các bạn, anh Trí đây. Trong bài viết này, anh muốn chia sẻ 3 cách để mỗi bạn trẻ tự “chữa lành những tổn thương tâm lý” cho chính mình.

Tổn thương tâm lý di truyền từ cha mẹ sang con cái
Tổn thương tâm lý di truyền từ cha mẹ sang con cái

Nhận ra những tổn thương tâm lý

Có một thí nghiệm về tâm lý học hành vi mà anh được học, đó là họ nhốt các con khỉ vào trong những cái chuồng, trong đó có một nải chuối.

Khi có bất kì một con khỉ nào tới ăn chuối, họ sẽ xịt nước lạnh lên tất cả các con khỉ. Họ sẽ lặp lại việc này liên tục cho tới khi nào con khỉ không dám ăn chuối nữa, dù không còn xịt nước.

Sau đó họ cho tiếp một số các con khỉ mới vào chuồng, các con khỉ này như một thói quen sẽ ăn chuối. Nhưng chúng sẽ bị đánh đập bởi các con khỉ “ma cũ”, chúng sẽ ngăn cản con khỉ mới ăn chuối.

Họ cứ tiếp tục cho đàn khỉ mới vào chuồng, và lần lượt tình trạng như cũ lại diễn ra. Các con khỉ mới sẽ được thuần hoá để không được ăn chuối, chúng bị tước bỏ đi bản năng vốn có của mình.

Khi đọc ví dụ này, bạn có hình dung ra bức tranh tổn thương tâm lý qua các thế hệ chưa.

Ông bà của bạn có những tổn thương do định kiến của xã hội, chúng lây truyền sang cho ba mẹ bạn, và đến bạn tình trạng đó lặp lại y như cũ. Bạn đã từng đặt câu hỏi “Vì sao mình lại phải chịu đựng tất cả những điều này”, thì đây chính là nguyên nhân chính.

Khi bạn nhìn ra được, bạn nhận thấy rõ những tổn thương mình đang có đến từ đâu, và bạn biết mâu thuẫn giữa ba mẹ và bạn đều không phải lỗi của ai hết. Lúc ấy quá trình chữa lành chính thức bắt đầu.

Bạn luôn tự hỏi tại sao mình lại phải chịu tất cả những tổn thương này?
Bạn luôn tự hỏi tại sao mình lại phải chịu tất cả những tổn thương này?

Hành động để chữa lành những tổn thương tâm lý

Nhận thức được về bản thân, thấu hiểu cho cha mẹ là điều hết sức khó khăn, cho nên làm được thì anh chúc mừng, bạn là một người rất mạnh mẽ.

Bước tiếp theo khi nhận ra là bạn phải hành động.

Hành động để bắt đầu dọn cỏ cho khu vườn tâm trí của mình khỏi những điều tiêu cực, để đầu óc thông thoáng hơn. Lúc ấy bạn mới có đủ không gian để nhìn lại chính mình.

Sau khi dọn cỏ thông thoáng, bạn sẽ bắt đầu gieo cho mình những hạt mầm mới, bón phân, tưới nước và chăm sóc mỗi ngày.

Lúc này bạn mới đủ không gian để hiểu sâu hơn những nỗi buồn của cha mẹ mình, và bạn thấy được mình cần làm gì tiếp theo để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Hằng là học viên khoá AYP 150. Câu chuyện của Hằng là một minh chứng cho hành trình nhận thức, hành động quyết liệt để chữa lành những tổn thương tâm lý của bạn. “Người thật việc thật” sẽ giúp các bạn có động lực hơn, nên bấm vào video để xem nhé.

Đừng để những tổn thương tâm lý kéo dài đến thế hệ sau

Như trong thí nghiệm với những con khỉ, các bạn có thấy sự thuần hoá những tổn thương sẽ kéo dài không có hồi kết, nếu không có một con khỉ nào dừng lại và suy ngẫm “Hình như có cái gì đó sai sai ở đây, mình muốn thay đổi”.

Bạn hãy là chú khỉ biết tư duy đó, bởi vì bạn chắc chắn sẽ không muốn mang những tổn thương cho thế hệ sau – cho con của bạn đúng không?

Anh tin, chúng ta là một thế hệ trẻ hiện đại, tích cực và không ngại học hỏi. Chúng ta đủ bản lĩnh để chiến thắng với “bóng đen quá khứ” bên trong mình. Vì chỉ có bạn mới là chìa khoá để tháo gỡ sợi dây xích đã kiềm hãm bao nhiêu thế hệ từ ông bà, ba mẹ, đến bạn, tương lai là con bạn.

Chính bạn sẽ là thế hệ dũng cảm đứng lên để cắt đứt sợi dây tổn thương này
Chính bạn sẽ là thế hệ dũng cảm đứng lên để cắt đứt sợi dây tổn thương này

Hãy dũng cảm đứng lên, hành động và bình luận cho anh biết kết quả bạn đã đạt được là gì nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *