Flavors Vietnam 2023
31/03/2024

Bội thực “Chữa lành” – Tinh thần thì “lành”, túi tiền thì “nát”?!

“Khi bạn tìm kiếm từ khóa “chữa lành” trên mạng, bạn sẽ thấy vô số kết quả liên quan. Hiện...
Đã sao chép
Đã lưu
Bội thực “Chữa lành” - Tinh thần thì “lành”, túi tiền thì “nát”?!

“Khi bạn tìm kiếm từ khóa “chữa lành” trên mạng, bạn sẽ thấy vô số kết quả liên quan. Hiện tượng “chữa lành” ở Việt Nam đang trở nên phổ biến, và nó liên quan đến việc chữa trị các chứng tự tử và trầm cảm. Tuy nhiên, trào lưu này đang diễn ra mà chưa có sự kiểm soát từ cơ quan chức năng, dẫn đến tình trạng bát nháo và nhiều nguy cơ.”

Những thông tin trên đây là phần của tin tức thời sự được trích lại mà bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây.

Bội thực “Chữa lành” - Tinh thần thì “lành”, túi tiền thì “nát”?!
Bội thực “Chữa lành” – Tinh thần thì “lành”, túi tiền thì “nát”?!

Mặt trái của hoạt động chữa lành bằng tâm linh

Nếu bạn bị lún sâu vào mặt trái của các hoạt động thao túng tâm lý và lừa đảo bằng tâm linh và tín ngưỡng, bạn có thể rơi vào khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng.

Hậu quả có thể là mất khả năng tạo thu nhập cho bản thân và trở thành gánh nặng cho gia đình và người thân.

Thậm chí, nếu bạn rơi vào tay của các tổ chức tín ngưỡng cực đoan (tiếng Anh gọi là “Cult”), bạn có thể sẵn sàng tử vì đạo và xâm phạm tính mạng của bản thân và người thân.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về những câu chuyện đen tối này thông qua các series phóng sự thực tế và rùng rợn trên Netflix.

The Name of God A Holy Betrayal - Netflix
The Name of God A Holy Betrayal – Netflix

Đặc biệt, sau giai đoạn đại dịch COVID-19, anh kinh ngạc khi thấy rất nhiều học viên của anh trải qua khó khăn về mặt tâm lý. Thậm chí, không ít bạn đã tham gia vào các khóa học của học viện với những khó khăn và khủng hoảng sau một thời gian dài chìm đắm trong các hình thức chữa lành.

Vì vậy, để hỗ trợ học viên, anh đã thỉnh giáo với nhiều chuyên gia tâm lý và trị liệu uy tín.  Anh cũng tự tìm hiểu thêm về lĩnh vực tâm lý và chữa lành.

Tuy nhiên, cá nhân anh không hoạt động trong lĩnh vực chữa lành. Anh chỉ có thể chia sẻ những trải nghiệm và quan sát từ người đứng ngoài, và anh rất mong nhận được đóng góp và bổ sung từ những người có hiểu biết và kinh nghiệm.

Tổn thương tâm lý là có thật

Điều đầu tiên rõ ràng và ngày càng rõ ràng hơn là tổn thương tâm lý là có thật và nhu cầu trị liệu và chữa lành tâm lý là hoàn toàn có thật. Các phương pháp chữa lành đã tồn tại hàng ngàn năm và ngành khoa học tâm lý cũng đã phát triển trong suốt hơn 200 năm trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, thẳng thắng là ngành khoa học chữa lành tâm lý nó vẫn còn tương đối mới mẻ đối với người Việt Nam.

Mãi đến thời gian gần đây khi lối sống của chúng ta thay đổi quá nhanh, đồng thời những biến động về kinh tế, chính trị, chiến tranh và dịch bệnh đã làm cho những biểu hiện tổn thương và khủng hoảng tâm lý trở nên nghiêm trọng và rõ nét hơn.

Điều này kéo theo nhu cầu và sự quan tâm lớn của đông đảo mọi người.

Một trong những người có đóng góp quan trọng trong việc phổ biến hiểu biết cơ bản về tâm lý học và tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý đối với cộng đồng ngày hôm nay ở Việt Nam chắc chắn phải kể đến thiền sư Thích Minh Niệm.

Với nỗ lực nghiêm túc, khoa học và bền bỉ của mình, ông đã giúp đỡ nhiều người.

thầy Minh Niệm
Thầy Minh Niệm

Riêng với cá nhân anh, ông biết ơn thầy Minh Niệm khi thầy đã trực tiếp hỗ trợ chữa lành cho khủng hoảng tâm lý rất nghiêm trọng của mẹ anh vào năm 2023.

Điều này cho thấy chữa lành tâm lý là một nhu cầu thực sự, và có rất nhiều phương pháp chữa lành tâm lý hiệu quả được xây dựng trên những lý thuyết khoa học vững vàng.

Chữa lành không có gì là sai trái hết!

2 điều dark nhất trong trong lưu chữa lành

Vậy, cái DARK NHẤT trong trào lưu chữa lành và ngành công nghiệp chữa lành nằm ở từ khóa “trào lưu” và “công nghiệp”. Hai từ này mới thực sự liên quan đến nhau.

Công nghiệp chữa lành

“Công nghiệp” gắn liền với việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ hàng loạt, dựa trên một mô hình giống nhau để tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận. Công nghiệp hóa thực ra rất phù hợp với ngành sản xuất.

Tuy nhiên, có hai ngành mà cá nhân anh tin không nên công nghiệp hóa, đó là ngành giáo dục và điều trị. Bởi vì mỗi cá nhân ở đây có cá tính, sở thích và tố chất hoàn toàn khác nhau.

Nếu buộc số lượng lớn học sinh phải học cùng một nội dung với cùng một nhịp độ, không chỉ là không hiệu quả mà còn khiến học sinh cảm thấy không thích đi học, thậm chí sợ học.

Đặc thù của ngành tham vấn và trị liệu là dịch vụ phải tùy chỉnh cho từng cá nhân, vì mỗi người có hoàn cảnh và trải nghiệm khác nhau.

Không thể tồn tại một loại “thần dược” trị được tất cả các phiền não cho mọi người.
Không thể tồn tại một loại “thần dược” trị được tất cả các phiền não cho mọi người.

Vì vậy, về mặt cốt lõi, anh tin rằng giáo dục và y tế là hai ngành quan trọng nhất đối với đời sống và sự phát triển của con người. Chúng cần phải phát triển theo hướng tôn trọng tính cá nhân, tố chất và mong muốn của mỗi người.

Dù anh không làm trong lĩnh vực chữa lành, nhưng trong gần 20 năm giảng dạy và huấn luyện, anh luôn khuyến khích học viên theo đuổi những dự án rèn luyện cá nhân và tuyệt đối không chấp nhận sự rập khuôn và cứng nhắc.

*Đọc thêm về câu chuyện 20 năm – Khi tổn thương và chối bỏ ươm mầm cho ước mơ giáo dục”

Trào lưu chữa lành

Từ khóa thứ hai là “trào lưu” – sự phát sinh nhu cầu lớn bất thường.

Khi cầu tăng mà cung không đủ, quá tải xảy ra, buộc phải công nghiệp hóa để chữa lành tập thể hàng trăm, hàng ngàn người.

Công nghiệp hóa tối ưu hóa chi phí và mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, khi có nhiều tiền, lòng tham dễ nảy sinh. Thêm vào đó, thị trường mới vẫn còn ngây ngô và thiếu hiểu biết, dễ bị thao túng.

Việt Nam trở thành môi trường mở cho ngành công nghiệp thao túng, dựa trên lời hứa chữa lành để trục lợi từ nạn nhân.

Nhưng thực tế, chữa lành không phải là “thần dược” giải quyết tất cả, và việc công nghiệp hóa trong lĩnh vực này là không phù hợp.

Hiệu ứng giả dược (the Placebo Effect)

Liệu cái trào lưu chữa lành biến tướng và lạc hậu có màu sắc mê tín dị đoan ấy có mang lại kết quả hay không? Và nếu không, tại sao nó lại thu hút rất nhiều người tham gia và họ đổ tiền vào những hoạt động đó?

Câu trả lời rất đơn giản: đó là những thủ thuật chữa lành vừa có kết quả và vừa không có kết quả. mấu chốt khoa học gọi đó là hiệu ứng giả dược.

Đến giữa thế kỷ 20, một trong những nhà khoa học tiên phong trong việc nghiên cứu và thí nghiệm chuyên sâu về hiệu ứng giả dược (placebo effect) chính là tiến sĩ Henry K. Beecher tại Đại học Harvard.

Cơ duyên này bắt đầu khi ông còn trẻ, làm bác sĩ quân y phục vụ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Khi doanh trại của ông đã hết sạch thuốc giảm đau, nhưng số lượng binh sĩ bị thương lại quá nhiều.

Thế là ông quyết định tiêm cho bệnh nhân những liều nước tinh khiết và nói dối rằng đó là một loại thuốc giảm đau cực mạnh. Ông kinh ngạc nhìn thấy gần một nửa số bệnh nhân của mình đều cảm thấy đỡ đau, thậm chí có những người hoàn toàn không còn sự đau đớn nữa.

Về sau, ông đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm hùng hồn để chứng minh rằng, mặc dù chỉ được uống những viên thuốc giả, nhưng với sức mạnh của niềm tin, bệnh nhân có thể tạo ra những tác dụng của thuốc men với chính cơ thể của mình.

tiến sĩ Henry K. Beecher tại Đại học Harvard.
Tiến sĩ Henry K. Beecher

Chuyển biến tâm lý là có thật!

Ảnh hưởng to lớn của niềm tin đối với sự chuyển biến trong tâm lý và cảm xúc của con người. Đây chính là gốc rễ của tất cả những hoạt động tín ngưỡng từ xưa tới nay của loài người.

Ví dụ, người Việt Nam có tục lệ là làm cây nêu ngày Tết để xua đuổi ma quỷ, phải không? Hoặc là đi hái lộc đầu năm, sau đó ba ngày Tết không được quét nhà, phải không? Hay là phải ăn đậu đỏ trước ngày đi thi? Rồi không chụp hình ba người. Lúc đi quay phim thì không được uống nước mía. Các bạn đã nghe qua những tục lệ này chưa?

Phải không, các bạn? Và tất cả những tục lệ này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở khoa học nào. Nhưng nó có cơ sở về mặt tâm lý cảm xúc. Nó giúp mình cảm thấy yên tâm hơn, giải tỏa căng thẳng và lo lắng.

Sự chuyển biến trong tâm lý cảm xúc này là có thật!

Chữa lành bằng tâm linh liệu có mang lại kết quả?

Vậy, chúng ta quay trở lại câu hỏi: liệu những phương thức chữa lành bằng bùa chú, bằng trang sức hay những thực hành cúng bái tâm linh có mang lại kết quả hay không?

Câu trả lời là vẫn có thể mang lại kết quả, nếu người thực hành có niềm tin mãnh liệt vào những phương thức ấy.

Mặc dù những phương thức đó thậm chí chả có bất cứ một phép màu hay năng lực thần thánh gì hết, đó là hiệu quả trực tiếp của hiệu ứng giả dược (placebo effect).

Tuy nhiên, khi anh đọc và tìm hiểu sâu hơn về hiệu ứng giả dược, anh sẽ phát hiện ra rằng những nhà khoa học sau này đã nhận ra tác động lớn nhất của niềm tin đó là lên hệ thần kinh.

Từ đó, kích hoạt việc tiết ra một số chất dẫn truyền thần kinh đặc biệt như endorphin hoặc dopamine. Những hợp chất này có tác dụng giảm đau và tạo ra sự hưng phấn, tươi vui, cải thiện tâm trạng tức thời cho người bệnh.

Tuy nhiên, chỉ vậy mà thôi, chúng không thể diệt được vi khuẩn hay chữa lành những tổn thương trong các cơ quan trong cơ thể, hay giúp cải thiện kiến thức và năng lực để thi đỗ, thăng quan tiến chức, kiếm được tiền tài.

đó là hiệu quả trực tiếp của hiệu ứng giả dược
Kết quả của chữa lành tâm linh chỉ là hệ quả của hiệu ứng giả dược

Do vậy, nếu việc cải thiện tâm trạng và cảm xúc tạm thời này mà không đi kèm với sự thay đổi và nâng cấp về kiến thức, kỹ năng, thì những vấn đề trong cuộc sống của người bệnh thực chất không có được thay đổi hay tháo gỡ.

Dần già, họ trở nên lệ thuộc và đâm ra nghiện ngập các phương thức chữa lành tức thời này.

Họ đốt hết tiền bạc vào những hoạt động chữa lành, chỉ là tiền mất, nhưng tật bệnh vẫn không thay đổi.

Cải thiện tâm lý đi kèm với sự thay đổi về hành động

Mọi người đã hiểu được chuyện gì xảy ra trong cái tâm lý, sinh lý và cơ thể của mình chưa?

Tới thời điểm này, chúng ta nhận ra rằng không nhất thiết phải bài trừ và công kích tất cả những hoạt động tín ngưỡng truyền thống từ xưa đến nay, hay những phương thức chữa lành bằng tâm linh.

Quan trọng nhất là, một khi chúng ta đã có cách cải thiện tâm lý và cảm xúc của mình, thì ngay tức thì mỗi chúng ta cũng phải đi kèm với những thay đổi về hành vi và lối sống.

Chúng ta cần nâng cấp năng lực cá nhân để tạo ra những chuyển biến thực tế trong khía cạnh tài chính, công việc, học tập và các mối quan hệ của mình. Chỉ khi đó, sự cải thiện và kết quả mới bền vững và lâu dài.

Lời kết: phòng bệnh hơn chữa bệnh!

Cuối cùng, nói thiệt luôn, nếu có một cái gửi gắm cho tất cả mọi người ở đây, đó là cái tinh thần quan trọng nhất của y tế: đó là phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Tốt nhất là mỗi chúng ta tranh thủ rèn luyện và chuẩn bị, nâng cấp được kỹ năng và bản lĩnh trong cuộc sống của chính mình.

Từ định hướng sự nghiệp, tự tin trong giao tiếp, phối hợp quản lý tiền bạc, cho đến dinh dưỡng, ăn uống, và vận động. Cái quan trọng là không ngừng trau dồi.

Để rồi chúng ta không bao giờ phải rơi vào những cái khủng hoảng, căng thẳng và áp lực. Khi đó, chúng ta đâu có bị tổn thương thì cần gì phải đi chữa lành.

*Nếu bạn đang cảm thấy mất định hướng, muốn hiểu bản thân chọn hướng đi phù hợp nhưng chưa biết bắt đầu thì bạn có thể đọc thêm ở đây.

Xem video đầy đủ ở dưới đây:

 

One thought on “Bội thực “Chữa lành” – Tinh thần thì “lành”, túi tiền thì “nát”?!

  1. Chuyện kiêng nước mía là có cơ sở thực tế, ca sĩ hay MC khi nói ngoài trời ‘có thể’ bị mắc sơ mía trong cổ họng khiến bị ho hoặc bị khàn tiếng .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *