Flavors Vietnam 2023
22/03/2024

Những đứa con “được” THIÊN VỊ liệu đã HẠNH PHÚC?

Các bạn ở đây có ai đã từng là nạn nhân của sự thiên vị chưa bị đối xử thiên...
Đã sao chép
Đã lưu
Những đứa con “được” THIÊN VỊ liệu đã HẠNH PHÚC?

Các bạn ở đây có ai đã từng là nạn nhân của sự thiên vị chưa bị đối xử thiên vị trong công sở trong trường học và đặc biệt là trong gia đình giữa những đứa con với nhau thôi chưa?

Sự thiên vị thường để lại những tổn thương lớn hơn rất nhiều khi chúng ta còn bé thì đó chính là sự thiên vị giữa những đứa con trong gia đình. Ba mẹ anh ngày đó không có sự thiên vị, thậm chí anh là con trai út, rồi có chút nhan sắc nữa cho nên cũng được chiều hơn một tí.

Tuy nhiên có một trải nghiệm ngày còn bé nó gây nên một sự tổn thương rất lớn trong tâm lý và tính cách của anh kéo dài mãi đến tuổi trưởng thành luôn.

Những đứa con “được” THIÊN VỊ liệu đã HẠNH PHÚC?
Những đứa con “được” THIÊN VỊ 

Đó là trải nghiệm mà cậu của anh gây ra… Một buổi chiều năm anh 7 tuổi anh thức dậy và biết tin cậu của anh lái xe qua nhà và chở anh trai của anh đi chơi sinh nhật cùng với ông anh họ. Anh đã khóc rất nhiều một mình trong buổi chiều ngày hôm đó. “Tại sao mình không được đi? Tại sao mình bị bỏ rơi? Tại vì mình xấu xí và đáng ghét à?!”…

Trải nghiệm đau đớn này, sau đó đã hình thành lên một sự mặc cảm, tự ti vô cùng lớn trong tâm lý của anh và rồi sau đó anh bắt đầu biến thành một người gọi là people pleaser (tạm dịch: người luôn muốn làm hài lòng người khác).

Cho tới sau này khi ra trường, đi làm anh vẫn rất nhạy cảm và luôn nỗ lực để làm bất cứ những đi điều gì cần thiết để làm vui lòng những người xung quanh, để không bị bỏ rơi nữa. Anh sẽ luôn tỏ ra vui vẻ nhiệt tình hài hước dù là trong lúc đó, trong lòng mình cảm thấy rất là tệ… Đến gần 30 tuổi, anh mới nhận ra và từng bước tháo gỡ, chuyển hóa được.

“Hậu quả về mặt tâm lý và hành vi để lại cho nạn nhân bị thiên vị là vô cùng to lớn.”
Người bị thiên vị gánh chịu hậu quả gì?

Ngày hôm nay có thể những người lãnh đạo hoặc gia đình họ không để ý hoặc họ quá bộn bề với những lo toan nên họ xem nhẹ một chút biểu hiện thiên vị nào đó của mình, nhưng đứng ở phía bên kia, tất cả chúng ta đều biết hậu quả về mặt tâm lý và hành vi để lại cho nạn nhân là vô cùng to lớn.

Nhận thức số 1: bình đẳng trong đối xử thực chất là một sự bất công

Cho nên, đầu tiên nhận thức đắt giá nhất giúp anh tháo gỡ được những tổn thương của mình ngày còn bé là sự bình đẳng trong cách đối xử thực chất là một sự bất công rất lớn.

Nghe nó hơi ngược lỗ tai, nhưng về nguyên tắc mỗi chúng ta ngồi đây đều khác biệt có năng lực sở thích nhu cầu tính cách khác nhau vậy thì tại sao chúng ta lại nên nhận được sự cư xử bình đẳng cùng một phương thức với tất cả mọi người được.

Tưởng tượng là nếu các bạn cho một con cá vàng ăn lượng thức ăn mỗi ngày giống hệt như một con mèo thì chỉ sau 3 ngày thôi con cá vàng sẽ chết và rồi nếu các bạn huấn luyện cho con mèo những kỹ năng giống hệt với con cá vàng thì sau 3 ngày thôi con mèo cũng sẽ chết.

“Sự bình đẳng trong cách đối xử thực chất là một sự bất công rất lớn.”
Sự bình đẳng trong cách đối xử 

Mãi tới sau này khi anh lên tới vị trí lãnh đạo cấp cao và được gửi đi tham dự các khóa huấn luyện chuyên sâu về nghệ thuật lãnh đạo thì anh mới vỡ ra được là vì sao ngày đó ông giám đốc nọ đã cư xử với anh rất khác biệt như vậy. 

Anh được dạy là đối với nhân sự có tố chất và tiềm năng thì cái họ cần không phải là sự chăm chút và khen ngợi ngược lại họ cần một cuộc chơi khó, một chút áp lực và thách thức để khẳng định mình.

Ngược lại đối với những nhân viên có tố chất và năng lực chưa cao thì họ lại cần sự chỉ dẫn chi tiết những lời khen ngợi kịp thời từ những thành tựu đơn giản và nhỏ nhất để họ có thể nuôi dưỡng được sự tự tôn, sự kiên trì để phát triển trong công việc.

Khi hiểu ra điều này thì sự hậm hực trong lòng của anh ngày trước đối với vị giám đốc nọ nó chuyển biến thành một lòng biết ơn rất là to lớn. Ngay từ những ngày đầu, vị giám đốc nọ đã có sự tin tưởng và kỳ vọng rất cao vào tiềm năng và sự phát triển của anh và may mắn là anh đã không phụ lòng ông ấy.

Nhận thức số 2: công bằng xuất phát từ sự công bằng trong tình thương và sự thấu hiểu

Nhận thức thứ hai, đó là sự công bằng gốc rễ phải xuất phát từ sự công bằng trong tình thương và sự thấu hiểu dành cho mỗi cá nhân để rồi từ đó đưa ra cách cư xử riêng biệt phù hợp với mỗi người trong các thời điểm khác nhau.

Khi anh biết là con trai anh có thùy não trái phát triển mạnh, có khả năng logic rất tốt, cho nên mỗi lần mà anh khiển trách con anh là anh sẽ rất thẳng thắng chia sẻ rất là chi tiết và quyết liệt cho tới khi bạn bị thuyết phục về mặt logic thì mới thôi.

Ngược lại con gái anh lại có khả năng tưởng tượng ở thùy não phải phát triển mạnh nhất cho nên khi mà răng dậy thì mình phải rất là nhẹ nhàng và mình nói ngắn gọn và nói ít thôi.

Tại vì mình nói nhiều nó sẽ suy diễn ra đủ các loại tai ương kiếp nạn trong đời hết và nó suy sụp luôn. Cho nên cũng là hai đứa con nhưng mà cách dạy, cách chia sẻ sẽ phải khác nhau tùy vào tính cách của các con.

*Cách xác định thế mạnh của bản thân bạn (đọc thêm Tại đây)

hiểu là thương
Hiểu là thương

Một ví dụ khác, nếu gia đình chỉ đủ khả năng để nuôi cho một đứa con học đại học thôi và rồi chị gái phải bỏ học để đi bưng bê phục vụ, để phần tiền lo cho thằng em trai theo đuổi việc học hành cao lên thì đấy là công bằng hay là thiên vị? Nghe có vẻ như rất thiên vị, trọng nam khinh nữ. Nhưng mà câu trả lời đó là:

– Nếu cậu em trai là một người đầu óc sáng láng và chí thú học hành hơn cô chị thì đây sẽ là một quyết định công bằng, đó là một sự đầu tư chiến lược của cả gia đình cậu em mai này học thành tài tương lai sáng lạn tự khắc sẽ quay trở về để báo đáp tình thương của chị, của bố mẹ

– Nhưng ngược lại, nếu cậu em là đứa khéo tay hay làm và đam mê về ẩm nấu nướng giờ đây lại phải cắm đầu vào giảng đường để rồi cày cuốc mang về bằng đại học bác sĩ kỹ sư để rạng danh dòng họ, thì khi nhìn thấy cô chị lúc này đã trở thành bếp trưởng đối với cậu con trai đây sẽ là một sự bất công cực kỳ xót xa và đau đớn.

Nếu thật lòng mình thương con thì nghe tới đây là chúng ta sẽ bắt đầu có khát khao để tìm cách để thấu hiểu hiểu được tính cách, tố chất nhu cầu của những người còn lại để rồi từ đó chúng ta biết cách thương, hỗ trợ nâng đỡ sao cho phù hợp có đúng không.

Và thành thật đó cũng là ý chí mà 10 năm về trước khi vợ anh lặn lội qua bên Singapore để tìm kiếm công nghệ phân tích sinh trắc để hiểu mình, hiểu con mình hơn và rồi từ đó thương con sao cho đúng cách, Bởi vì hiểu là thương!

“Công nghệ sinh trắc là gì? Lợi ích của nó ra sao?” Bạn đọc thêm tại đây để hiểu nha.

Nhận thức thứ 3: nền tảng của tình thương và bình đẳng là sự giao tiếp cởi mở

Tôi biết có rất nhiều bạn khán giả đang ngồi sau màn hình và gào rú: “Anh ơi ba mẹ em không hiểu em! Sếp em không quan tâm anh ơi! Ước gì ba mẹ em chịu coi clip này!”

Điều này dẫn chúng ta đến nền tảng thứ ba của tình thương và sự bình đẳng đó là sự giao tiếp cởi mở. Thẳng thắng đi, nếu bản thân mình mà mình còn chưa hiểu thì làm sao mình mong đợi người khác hiểu được.

Cho nên sau khi mình hiểu đúng là mình cần gì, mình muốn gì rồi thì lúc đó mình sẽ đi chia sẻ với bố mẹ, với cấp trên đúng không?

Không đúng, chưa được, chậm lại một nhịp. Sau đó các bạn phải thấu hiểu luôn cả tính cách sở thích định hướng và mong muốn của cấp trên, của bố mẹ và rồi khi đó chúng ta mới biết được cách chia sẻ và thuyết phục sao cho nó tinh tế và phù hợp.

“Nền tảng của tình thương và sự bình đẳng đó là sự giao tiếp cởi mở.”
Nền tảng của tình thương và sự bình đẳng đó là sự giao tiếp cởi mở

Ví dụ như chơi video game và đá bóng thật ra là như nhau, đều là hai môn thể thao và nếu chúng ta chơi 2 môn này một cách vừa phải thì cả hai môn này nó đều lành mạnh và thú vị hết. Ngược lại nếu chúng ta sa đà và thái quá thì cả 2 hoạt động này đều gây ra những tổn hại về mặt sức khỏe, tiền bạc và tinh thần hết.

Tuy nhiên nếu ngày hôm nay con anh mà xin tiền để mua playstation 5 và xin tiền để mua giày bóng đá, thì về giá 2 thứ này cũng tương đương nhau, nhưng thực chất khi con anh xin tiền mua giày thì một tuần là được duyệt có giày để mang, nhưng xin mua ps5 thì 4 tháng rồi vẫn chưa thông qua.

Tại sao? Tại vì anh mê chạy bộ, cho nên đối với anh sở thích đó của anh khiến cho chuyện mua một đôi giày là một điều rất là hiển nhiên. Ngược lại anh không hiểu được chuyện cắm mặt vô nhìn màn hình thì nó lợi lộc gì cho con của anh.

Cho nên, con anh nếu tinh tế nó phải hiểu chấp nhận để tìm ra cách chia sẻ sao cho sắc bén hơn. Và khi mà con trai anh nó rủ bạn qua nhà để chơi game cùng với nó và rồi cười giỡn ầm trời luôn thì tới lúc đó anh mới được thuyết phục là game cũng là một phương tiện để con anh có thể giao lưu kết nối giải trí một cách lành mạnh với bạn bè.

Đến khi đó là anh ký duyệt ngay để mua ps5 nhưng mà… anh đâu có tiền đâu các bạn. Nên bây giờ hai cha con vẫn đang chờ ngân sách ở trên đưa xuống ^^.

Tóm lại

Sau nhiều va vấp, thăng trầm trong tuổi thơ rồi trong công việc, trong gia đình của anh ngày hôm nay thì anh học ra được đó là sự bình đẳng nó không phải là một phần thưởng mặc định mà ai cũng xứng đáng. Bình đẳng là thành quả của một quá trình mà tất cả mọi người nỗ lực để thấu hiểu chia sẻ trên cơ sở tự trọng bản thân và tôn trọng người khác.

Nếu hiểu ra sự bình đẳng là một thành quả lâu dài, đòi hỏi rất nhiều sự hợp tác và nỗ lực rất kiên trì của mỗi thành viên trong gia đình, trong tổ chức thì khi đó chúng ta sẽ bắt tay vào nỗ lực kiên trì, thay vì ngồi đó rồi so sánh thiệt hơn và chia rẽ đúng không?!

Xem video đầy đủ về chủ đề này tại đây nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *