Flavors Vietnam 2023
13/09/2023

Victim blaming – Khi nạn nhân là kẻ có tội

Xin chào các bạn, anh tên là Nguyễn Hữu Trí hay thường gọi là Mr.Quéo Ồ ruây, ông thầy đẹp...
Đã sao chép
Đã lưu

Xin chào các bạn, anh tên là Nguyễn Hữu Trí hay thường gọi là Mr.Quéo Ồ ruây, ông thầy đẹp trai và chuyên cà khịa đến từ học việc Awaken Your Power. Bài viết hôm nay xin chia sẻ về 1 hành vi tâm lý kỳ lạ của xã hội mang tên victim blaming.

Victim blaming là hiện tượng mà người nạn nhân, 1 cách lạ lùng sau đó trở thành người có tội khi họ đứng lên đấu tranh cho sự công bằng của mình.

Hiện tượng này diễn ra khi 1 đối tượng có quyền lực, có vị thế xã hội với sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều có hành vi quấy rối, lạm dụng hoặc bạo hành đối tượng yếu thế hơn.

Rơi vào tình huống đó, đối tượng yếu thế sẽ có 2 lựa chọn:

  1. Im lặng và tiếp tục cam chịu
  2. Khi đứng lên đấu tranh thì sẽ trở thành người có lỗi

Nghe có vẻ vô lý nhưng điều này hoàn toàn có thật. Việc xảy ra hiện tượng victim blaming này được tạo nên bởi 3 yếu tố.

3 yếu tố tạo nên hiện tượng victim blaming

Yếu tố đầu tiên và cũng quen thuộc nhất. Người có quyền dùng sức ảnh hưởng để đèn ép, khiến nạn nhân phải im lặng.

1) Người có quyền dùng sức ảnh hưởng để đèn ép, khiến nạn nhân phải im lặng:

Ở trường hợp này, nạn nhân sẽ là người rơi vào thế không dám chống trả, bởi vì họ bị ràng buộc

Nếu như người quấy rối tình dục hoặc lạm dụng, bạo hành đó là sếp của mình, thì việc chống đối đi kèm với rủi ro các bạn sẽ mất công việc.

Nếu đó là sếp của công ty đối tác đang ký kết 1 hợp đồng rất quan trọng với công ty mình thì việc chúng ta nói ra nỗi đau của mình đồng nghĩa với việc công ty của mình mất đi 1 hợp đồng béo bở.

Và khi có những sự ràng buộc đó, nạn nhân không chỉ gặp khó khăn khi tự bảo vệ bản thân mà họ cũng không dám chống đối.

3 yếu tố tạo nên hiện tượng victim blaming.

Trường hợp thứ 2, khi nạn nhân lên tiếng cầu cứu thì chỉ nhận được sự dửng dưng từ những người xung quanh.

2) Khi nạn nhân không chịu được nữa và cầu cứu, thì lại nhận được sự dửng dưng thậm chí là đánh giá, soi xét từ những người xung quanh

“1 người thành công và tài giỏi sao có thể làm việc sai trái như vậy”

“Điều bạn nói thật sự quá khó tin”

Đây là hệ quả của trào lưu ca tụng và thần tượng hóa những người thành công, nổi tiếng.

Ngày hôm nay khi chúng ta lên báo chí, nhan nhản những câu chuyện ca tụng những người thành công, tỷ phú và kể về bất cứ điều gì họ làm trong cuộc đời cũng đều đúng tuyệt đối.

Để rồi sau 1 hồi đa phần mọi người sẽ có ảo tưởng là người giỏi, người thành công, nổi tiếng thì họ làm gì cũng đúng.

Và khi đó, nếu người nạn nhân lên tiếng, đấu tranh cho bản thân thì sẽ bị chỉ trích không thương tiếc.

Có vẻ như đến 1 thời điểm chúng ta dần chấp nhận điều đó qua 1 câu nói rất quen thuộc của mình: “Người có tài thì có tật”

Như thể người có tài thì họ được quyền có tật?

Đây rõ ràng chỉ là 1 phương pháp dùng để tẩy trắng, qua loa, dễ dãi với những người nổi tiếng, bởi vì thiếu gì những người có tài mà cả đời họ không làm những việc sai trái.

Người thành công, nổi tiếng không phải lúc nào làm gì cũng đúng.

Và nếu như đám đông không ý thức được điều này mà liên tục công kích nạn nhân thì có thể dẫn đến hệ lụy thứ 3

3) Người nạn nhân bị tổn thương bị xã hội ném đá sẽ càng suy sụp, mất ý chí, lạc lõng và bơ vơ

Để rồi họ bắt đầu tin, có khi họ là người sai, và nếu không thoát khỏi trạng thái này thì về sau sẽ để lại 1 vết thương rất lớn.

Hiểu được điều này, có 4 thứ chúng ta cần trang bị để có thể chống lại victim blaming.

4 điều chúng ta có thể làm để chống lại victim blaming

4 điều này có thể gói lại trong 4 từ khóa: Giáo dục – Chấp nhận – Pháp lý -Bản lĩnh

1) Giáo dục:

Giáo dục về giới tính, giáo dục về cách bảo vệ tâm lý cho con trẻ. Và giáo dục ở đây không chỉ để các bạn nhỏ tự bảo về mình mà quan trọng hơn là giáo dục cho thầy cô, cha mẹ, cộng đồng để liên tục cập nhật kiến thức, hiểu biết để hỗ trợ các bạn trẻ.

Khi gặp 1 tổn thương, hành vi bản năng nhất là đứa trẻ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ cha mẹ, gia đình và họ phải là những người được trang bị kiến thức đầy đủ hơn để lắng nghe và giúp đỡ con của mình kịp thời, đúng lúc trước khi nó được chia sẻ trên mạng xã hội.

Cha mẹ, gia đình là chỗ dựa tinh thần rất quan trọng đối với trẻ nhỏ.

Vì chỉ cần được đăng lên mạng, lúc đó nạn nhân sẽ bị cuốn vào thị phi và có khi phải chịu đựng việc victim blaming

2) Chấp nhận những xu hướng tình dục đa dạng và khác biệt:

Nếu những người có những xu hướng tình dục khác biệt không vi phạm pháp luật, họ có được sự đồng ý của những người xung quanh và không gây ra bất cứ sự phiền toái nào cho cộng đồng thì họ cũng cần được tôn trọng.

Bởi vì nếu ngày hôm nay tất cả những người có xu hướng tình dục khác biệt bị cả xã hội lên án và gán cho họ những nhãn mác như bệnh hoạn, yêu râu xanh, biến thái,… thì ngay tức thì họ sẽ có xu hướng đưa tất cả những hoạt động của mình vào trong bóng tối, giấu diếm nó.

Chấp nhận những xu hướng tình dục đa dạng và khác biệt.

Và trong môi trường đó, khả năng nó biến thành 1 xu hướng tính dục cực đoan cao hơn rất nhiều

3) Cần những khung pháp lý rõ ràng và những hướng dẫn thực thi cụ thể

Để chống lại những hành vi quấy rối tình dục thông qua mạng, công sở, bạo hành đều cần có những khung pháp lý nghiêm khắc làm gương.

Và tất cả xã hội và dư luận đều phải hiểu rõ việc này.

Để các bạn trẻ biết được rằng luật pháp đứng sau lưng họ, để các bạn không bao giờ phải ngờ vực về sự đúng đắn và hành vi đấu tranh để bảo vệ bản thân của mình.

Các bạn trẻ cần phải có pháp luật đứng sau lưng để bảo vệ.

Dĩ nhiên chúng ta đều mong mỏi pháp luật sẽ chặt chẽ hơn, xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhưng những kẻ xấu cũng sẽ không ngừng nâng cấp những chiêu trò tinh vi hơn, xảo quyệt hơn. Vì vậy còn 1 điều quan trọng đó là: Không ngừng trau dồi bản lĩnh của bản thân

4) Nỗ lực trau dồi bản lĩnh của bản thân mình

Thầy của anh có chia sẻ với anh về 3 cấp độ của trưởng thành

I. Dependence: Cấp độ thấp nhất của người trưởng thành. Họ yếu đuối và lệ thuộc vào người khác

II. Independence: Người độc lập, họ có mục tiêu, ý chí và định hướng để có thể tự đấu tranh, bảo vệ chính mình.

III. Interdependence: Là người có thể lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm để giúp đỡ, hỗ trợ những người xung quanh.

Vì suy cho cùng, người mạnh thật sự không phải là người có khả năng đè người khác xuống, mà là người có thể nâng người khác lên.

Mong rằng đến 1 ngày nào đó, chúng ta có đủ sự mạnh mẽ để tự bảo vệ mình và rồi mình có thể đủ bản lĩnh để bảo vệ những người xung quanh.

Dành cho bạn nào muốn xem thêm về định dạng video trên youtube có thể xem tại đây:

Còn riêng những bạn nào đang gặp vấn đề trong công việc, cảm giác chán chướng mỗi ngày khi đến công ty, có thể xem thêm bài viết về cách làm công việc mình không thích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *