Flavors Vietnam 2023
23/08/2023

Thích nghi và chịu đựng – Khác nhau thế nào?

Xin chào các bạn! Anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ Học viện Awaken Your Power. Trong...
Đã sao chép
Đã lưu
Thích nghi và chịu đựng khác nhau thế nào?

Xin chào các bạn! Anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ Học viện Awaken Your Power.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Thích nghi và chịu đựng khác nhau như thế nào?”. Thông qua đó, anh muốn chia sẻ với các bạn về góc nhìn của anh trong chủ đề này.

Các bạn đã sẵn sàng chưa nào? Let’s go!

Thích nghi và chịu đựng khác nhau như thế nào?
Thích nghi và chịu đựng khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa 2 khái niệm: Thích nghi và chịu đựng

Đối với câu hỏi “Thích nghi và chịu đựng khác nhau như thế nào?” thì về mặt cơ bản, chúng ta có thể thấy rằng sự thích nghi là một hình thái phát triển cao hơn của sự chịu đựng.

Chịu đựng nghĩa là mình sống sót được trong môi trường khắc nghiệt. Dù môi trường đó không đúng với mong đợi của mình nhưng mình vẫn sinh tồn và sống sót được.

Còn thích nghi nghĩa là mình có thể ảnh hưởng được môi trường đó. Đây là hình thái phát triển cao hơn của sự chịu đựng. Không những mình có thể sinh tồn mà mình còn có thể hoà hợp, cùng nhau sáng tạo và phát triển trong môi trường đó.

Thế nên đây không phải là 2 khái niệm trái ngược nhau mà chúng là 2 bước của sự phát triển.

Khi nhắc đến sự chịu đựng thì cảm giác đầu tiên của chúng ta đó là rất khó chịu và không muốn chấp nhận nó.

Tuy nhiên, nếu không thể chịu đựng thì các bạn cũng sẽ không thể thích nghi. Nếu chúng ta không sinh tồn được thì cũng sẽ không có cơ hội để phát triển.

Và nếu như ngày hôm nay, các bạn nói rằng mình không muốn chịu đựng thì sớm muộn gì các bạn cũng sẽ bị đào thải.

Các bạn có thể sẽ bị đào thải bởi những biến động của nền kinh tế, bởi sự tái cấu trúc trong doanh nghiệp hoặc bởi sự ra đời của một công nghệ mới…

Các bạn hiểu ý anh chứ?

Phân biệt sự thích nghi và sự chịu đựng.
Phân biệt sự thích nghi và sự chịu đựng

Vậy thì bây giờ chúng ta nên làm gì?

Thích nghi và chịu đựng là 2 bước của sự phát triển

Sau khi nghe anh giải thích về sự khác nhau giữa 2 khái niệm thích nghi và chịu đựng thì các bạn cũng có thể đoán được chúng ta nên làm gì rồi đúng không.

Đầu tiên, mặc dù khi nhắc đến sự chịu đựng thì chúng ta sẽ cảm thấy hơi u uất và bị động nhưng đừng vì vậy mà xem thường nó.

Chúng ta phải rèn luyện để tăng khả năng chịu đựng của chính mình, cởi mở để chấp nhận những sự khác biệt trong tư duy, văn hoá, điều kiện hoặc áp lực,…

Đó là bước thứ nhất.

Tuy nhiên, nếu mình chỉ dừng lại ở năng lực chịu đựng, chấp nhận những hoàn cảnh, những khó khăn, những áp lực và biến cố thì cuộc đời của mình sẽ vô cùng u uất và không thể phát triển.

Khi đó, chúng ta cần phải phát triển lên một hình thái cao hơn, đó là thích nghi. Không những mình chấp nhận sự khác biệt mà mình còn cởi mở để tìm và hiểu về những khác biệt đó.

Và khi mình bắt đầu hiểu được những thử thách, những tranh cãi, thậm chí cả những thù hận đó thì các bạn sẽ bắt đầu chuyển hoá được nó.

Sau khi các bạn hiểu được một mối quan hệ thì các bạn bắt đầu chuyển hoá được mối quan hệ đó. Hay sau khi các bạn hiểu được một phần mềm, công nghệ thì các bạn sẽ có thể tận dụng được nó.

Điều này sẽ đặt nền tảng cho sự sáng tạo, cải tiến và phát triển sau này của bạn.

Thích nghi và chịu đựng là 2 bước của sự phát triển.
Thích nghi và chịu đựng là 2 bước của sự phát triển

Câu chuyện về sự thích nghi và chịu đựng của anh Trí

Để kết thúc bài viết này thì anh sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện thời đi học của anh nhé!

Hồi đó, khi mới dọn về ký túc xá của trường thì điều khiến anh ám ảnh nhất đó là đứa ở phòng bên cạnh cứ suốt ngày mở nhạc ầm ĩ làm anh không thể ngủ được.

Nhưng anh cũng không thể chạy sang cãi nhau với nó được vì anh thấy nó cũng thuộc dạng con ông cháu cha, vô cùng giàu có. Thế nên anh đành phải chấp nhận và chịu đựng tên đó.

Tuy nhiên, một tuần sau, anh bắt đầu cảm thấy thể loại nhạc mà đứa bạn đó nghe cũng hay hay. Thế là anh chạy sang phòng nó để hỏi chuyện.

Sau đó, anh biết được là ban nhạc mà nó nghe là một ban nhạc vô cùng nổi tiếng – Linkin Park và đứa bạn đó cũng là một tay trống trong một ban nhạc rock của ký túc xá.

Ba tháng sau, bạn đánh guitar chính trong ban nhạc đó vì lý do cá nhân mà không chơi tiếp được. Thế là nó rủ anh tham gia vào ban nhạc. Đó là lần đầu tiên anh được tham gia một ban nhạc.

Đây là một mẫu chuyện vui nho nhỏ trong thời sinh viên của anh.

Trong câu chuyện này, các bạn cũng có thể thấy rằng bắt đầu từ việc chấp nhận sự khác biệt, anh cởi mở để tìm hiểu, giao lưu và chia sẻ cùng người khác. Từ đó, nó mở ra cơ hội để anh được hợp tác và phát triển.

Nếu các bạn tò mò thì các bạn có thể xem tiếp video dưới đây để anh chia sẻ nhiều hơn về chủ đề này nhé!

Bên cạnh việc phân biệt giữa Thích nghi và Chịu đựng thì anh thấy rằng cũng có nhiều bạn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa Kiên trì và Cố chấp. Nếu các bạn quan tâm chủ đề này thì có thể đọc bài viết này nha: Khi nào nên Kiên trì hay Buông bỏ? 3 điều bạn nên biết!

Cuối cùng, đừng quên bình luận xuống phía dưới để chia sẻ cho anh biết về cảm nghĩ của các bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *