Flavors Vietnam 2023
18/05/2023

Làm Gì Khi Bạn Sinh Ra Là Một Người Trung Bình?

Chào các bạn, lại là anh Nguyễn Hữu Trí đến từ học viện Awaken Your Power. “Người trung bình” là...
Đã sao chép
Đã lưu
Người trung bình

Chào các bạn, lại là anh Nguyễn Hữu Trí đến từ học viện Awaken Your Power.

Người trung bình” là một cụm từ nằm ở phía đối lập “con nhà người ta” hay “người sinh ra ở vạch đích”. Anh biết những người tự cho mình là người trung bình dù không nói ra nhưng bên trong họ luôn vạch ra một giới hạn với người giỏi.

Bài viết hôm nay, anh muốn xoá lằn ranh này để chứng minh cho các bạn thấy mỗi chúng ta là một nhân tố xuất sắc, khác biệt mà không ai có thể thay thế.

Từ phía anh, một người tạm cho mình “đã đến được bờ bên kia” sẽ phân tích về chủ đề này dưới góc nhìn đa chiều hơn. Anh xin trích lại vài đoạn phân tích lấy từ video bên dưới, các bạn bấm vào để xem bản FULL nhé!

Người trung bình nghĩa là sao?

Từ quan điểm cá nhân anh Khương – Trainner khoá huấn luyện Under Ground Leader tại học viện AYP có chia sẻ “Người trung bình là người không có tài năng, họ không quá xuất sắc cũng như không tạo ra kết quả nổi bật.

Họ nằm ở nhóm lưng chừng, không giỏi, không dở, họ thường là đạt trình độ khá và là nhóm chiếm tỷ lệ đông nhất”.

Nhóm này dễ mất định hướng so với nhóm rơi vào ngịch cảnh và nhóm sinh ra ở vạch đích.

Nhóm rơi vào nghịch cảnh mục tiêu của họ là phải nỗ lực hết sức để thoát nghèo, thoát khổ. Trong đầu của họ chỉ duy nhất là phải tiến lên, dừng lại có nghĩa là số 0.

Nhóm sinh ra ở vạch đích mục tiêu của họ tiến lên để không thụt lùi. Anh may mắn thuộc nhóm này không phải vì nhà anh giàu mà vì anh thừa hưởng một nền giáo dục rất tốt từ gia đình.

Bố mẹ anh ngay từ nhỏ đã định hướng giáo dục, cho anh học những ngôi trường tốt nhất. Trong môi trường đó, anh được quậy phá để khám phá ra tài năng của mình từ rất sớm.

Cho nên định hướng đã có, nền tảng đã có, nhiệm vụ duy nhất trong đầu của anh là tiến lên.

Các bạn có thể thấy, từ trong tư duy cả hai nhóm trên động lực rất mạnh mẽ. Còn người trung bình thì không, bởi vì dù không nỗ lực thì họ vẫn không sao.

Chính điều đó khiến họ mắc kẹt ở khoảng lưng chừng, không lên mà cũng không xuống.

Người trung bình nằm thường mắc kẹt trong trạng thái lưng chừng, không lên mà cũng không xuống
Người trung bình nằm thường mắc kẹt trong trạng thái lưng chừng, không lên mà cũng không xuống

Điều gì khiến người trung bình khó xuất sắc?

Bên trong tư duy người trung bình có một niềm tin sai lệch về người giỏi, nếu gỡ được nút thắt này anh tin họ có thể trở thành người xuất sắc.

Thứ nhất, họ nghĩ trung bình là một vị trí an toàn. Ngay từ lúc đi học, mặc định nếu mình tụt xuống một bậc sẽ bị liệt vào thành phần học sinh cá biệt. Đó là nhóm năng động, hoạt bát, giỏi giao tiếp, nhưng học dở.

Còn nhóm học giỏi ở trên thường là hiền lành, ngoan ngoãn, con ngoan trò giỏi, nhưng không có gì nổi bật và thường nhàm chán.

Cho nên ở giữa của việc trung bình là ổn nhất.

Thứ hai, họ có ác cảm với người giỏi vì cảm thấy bị đe doạ. Ví dụ trong học hành, người trung bình cảm thấy chán học, không thấy ý nghĩa trong việc học nên họ cũng chẳng biết vì sao mình cần phải học giỏi làm gì.

Cho nên hình ảnh “con nhà người ta” được ba mẹ lấy ra làm động lực càng khiến họ ghét hơn. Họ tự hỏi tại sao mình lại phải bắt chước điều mình ghét.

Thứ ba, họ cảm thấy một khoảng cách quá xa với người giỏi. Đó là cảm giác áp lực vì sao người giỏi lại có tài năng, thông minh, còn mình thì không có những thứ đó. Họ mặc định mình ở thế thấp hơn với người giỏi và điều đó tạo ra khoảng cách.

Chính những nhận thức trên đã vô tình đi vào tiềm thức của người trung bình từ khi họ còn nhỏ. Họ phủ nhận việc học hỏi để mình tiến lên. Cho nên, phải tháo gỡ được nút thắt này, người trung bình mới có thể chuyển hoá để trở nên xuất sắc.

Tháo gỡ rào cản là bước đầu tiên để người trung bình chuyển hoá
Tháo gỡ rào cản là bước đầu tiên để người trung bình chuyển hoá

Người trung bình nên làm gì để về đích?

Sau khi người trung bình đã vượt qua nỗi sợ người xuất sắc, tiếp đến các bạn phải chủ động tìm kiếm cho mình sự hỗ trợ.

Thứ nhất, tìm cho mình hình mẫu người giỏi mà bạn muốn bắt chước. Hãy để cho hình ảnh của họ càng gần càng tốt để bạn có thể cởi mở đón nhân và nuôi dưỡng niềm tin sâu sắc hơn.

Người giỏi có thể là bạn bè, đồng nghiệp, người thầy hoặc hình mẫu nào đó trong sách, trên mạng cũng được.

Thứ hai, tìm cho mình người giúp đỡ. Người đó là người giỏi vượt bậc, họ đã thật sự qua được “bờ bên kia”. Ở họ có sự khiêm nhường, thấu hiểu, họ sẽ muốn giúp đỡ, nâng mình lên.

Bạn có thể tìm Mentor cho mình, họ là người từng trải, có phương pháp, nguyên tắc, có khả năng truyền đạt dẫn mình đi nhanh hơn.

Tìm cho mình hình mẫu, người hướng dẫn để giúp bạn bơi về đích nhanh hơn
Tìm cho mình hình mẫu, người hướng dẫn để giúp bạn bơi về đích nhanh hơn

Người trung bình và người xuất sắc

Cuối cùng việc thay đổi tư duy và tìm được người giúp đỡ chỉ chiếm 20% để giúp bạn thành công. Cho dù bạn là người trung bình hay người giỏi thì hành trình “VỀ BỜ” 80% là nỗ lực chứ không phải phép màu. Các bạn cũng vậy, anh cũng vậy.

Dù anh có nền tảng giáo dục tốt, anh khám phá tài năng sớm hơn, nhưng đến giai đoạn luyện tập, anh cũng phải làm một cách sâu sắc, làm đến tận cùng thì anh mới có kết quả như ngày hôm nay.

Cho nên lằn ranh giữa người trung bình và người giỏi chỉ khác nhau là ở việc ai tìm ra cánh cửa cho chính mình sớm hơn mà thôi.

"VỀ BỜ" 80% là nỗ lực chứ không phải phép màu
“VỀ BỜ” 80% là nỗ lực chứ không phải phép màu

Bài viết trên anh đã giúp bạn tìm ra cánh cửa, vậy hãy cho anh biết tiếp theo các bạn sẽ làm gì để thoát khỏi tư duy “người trung bình” nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *