Flavors Vietnam 2023
04/04/2023

Dunning Kruger – Khi bạn cảm thấy mình không giỏi 1 thứ gì?

Xin chào các bạn, xin được giới thiệu, anh tên là Nguyễn Hữu Trí hay thường gọi là Mr.Quéo Ồ...
Đã sao chép
Đã lưu
dunning-kruger

Xin chào các bạn, xin được giới thiệu, anh tên là Nguyễn Hữu Trí hay thường gọi là Mr.Quéo Ồ ruây, ông thầy đẹp trai và chuyên cà khịa đến từ học việc Awaken Your Power. Và trong bài ngày hôm nay, anh xin nói về 1 trạng thái tâm lý gần như ai cũng gặp phải ở 1 thời điểm khó khăn, tuyệt vọng trong cuộc sống, đó là: Cảm thấy bản thân không giỏi 1 thứ gì và hiệu ứng Dunning Kruger.

Hiệu ứng Dunning Kruger: Những dấu hiệu cho thấy bạn thiếu tự tin về bản thân.

Điểm danh nếu bạn thấy chính mình trong những dấu hiệu sau:

1) Cảm giác không giỏi cái gì đã đành, còn thật sự không biết mình yêu thích và đam mê thứ gì.

2) Ra trường đi làm, nhìn bạn bè khoe việc, công ty. Có đứa khoe nhà, có xe, nhìn lại mình thì đến cả 1 khoản tiết kiệm trong tay cũng không có.

3) Nhìn mọi người xung quanh ai cũng có thế mạnh riêng, chỉ trừ mình là không có.

4) Cảm thấy mình biết mỗi thứ 1 ít, nhưng thật ra mình chẳng biết gì.

5) Tự ti, muốn nói nhưng không dám nói, sợ bộc lộ bản thân, nhiều khi muốn nói nhưng sợ mọi người phản bác rồi lại thôi.

Đã bao giờ trải qua những cảm giác đó chưa? Điều đặc biệt mà anh nhận ra trong 15 năm đi dạy, hỗ trợ mọi người về kỹ năng, định hướng, thì cái mà anh nhận ra là đôi khi cái khó khăn lớn nhất trong cuộc sống không phải vì mình thiếu 1 kỹ năng chuyên môn cụ thể nào đó. Mà có khi sau 1 vài thử thách, việc thiếu niềm tin vào bản thân lại gây ra cho mình nhiều trăn trở và sóng gió hơn cả.

5 dấu hiệu cho thấy bạn thiếu tự tin về bản thân

Hiệu ứng Dunning Kruger: Vì sao ta thấy mình không giỏi gì?

Có 2 lý do cho việc chúng ta cảm thấy mình không giỏi 1 thứ gì:

Thứ nhất, đó là 1 trong những hệ quả của việc phát triển mạng xã hội. Là khi chúng ta dành nhiều thời gian để lên xem những phần lung linh của cuộc đời, của bạn bè xung quanh. Có khi đó đơn thuần chỉ là những thứ đã được cắt ghép chỉn chu, không có thật, để rồi 1 cách vô lý, chúng ta tự đi ngờ vực về khả năng của chính mình.

Thứ hai, chúng ta không có 1 điểm mạnh nào. Thẳng thắn đi! Là ngay từ khi đẻ ra, khoảnh khắc chúng ta bước vào cuộc đời này, không 1 ai có điểm mạnh nào hết. Cho nên, thay vì ngồi đó và tiếp tục so sánh, điều hay hơn mình có thể làm ngay bây giờ là lấy lại sự bình tĩnh và nhìn ra được mình nên làm gì tiếp theo.

Đến đây, xin chúc mừng vì các bạn đã đặt ra câu hỏi này. Vì sao ta cảm thấy mình không giỏi gì cả? Đây thực chất là biểu hiện rõ nhất cho việc bạn đang phát triển được 1 khả năng rất quan trọng – self-awareness – Khả năng để cảm nhận và ý thức bản thân. Điều này có nghĩa là bạn đã đi được nửa quãng đường trong chặng hành trình 4 bước của hiệu ứng Dunning Kruger để thành thạo bất kỳ kỹ năng nào.

Mạng xã hội làm ta liên tục suy nghĩ về những điều không có thực.

Khái quát về hiệu ứng Dunning Kruger

Dựa trên nghiên cứu được công bố vào năm 1999 của 2 nhà khoa học David DunningJustin Kruger, họ nói là bất cứ ai trong chúng ta, khi trải qua giai đoạn phát triển và thành thạo 1 kỹ năng, đều trải qua 4 giai đoạn tâm lý:

– Đỉnh cao ngu ngốc: Khi 1 người bắt đầu học 1 kỹ năng mới, khi biết được 1 chút kiến thức, sự tự tin của họ từ con số 0 tăng lên rất cao, tưởng như là được giác ngộ khai sáng, nhưng thật chất thì kiến thức họ biết chả bao nhiêu

– Thung lũng tuyệt vọng: Quá trình nghiên cứu tìm tòi nghiêm túc và kỹ lưỡng hơn giúp họ nhận ra thật ra họ chẳng biết gì.

– Dốc nghiêng khai sáng: Nếu họ tiếp tục kiên trì học hỏi và tìm hiểu thì sự tự tin của họ sẽ tăng lên dần dần trở lại

– Cao nguyên bền vững: Cuối cùng khi bạn trở thành 1 người am hiểu sâu sắc về lĩnh vực đó, sự tự tin của bạn sẽ tăng lên ở mức độ rất ổn định

Khái quát hiệu ứng Dunning Kruger.

Giai đoạn 1 của biểu đồ Dunning Kruger: Đỉnh cao ngốc ngếch

Cảm giác tưởng chừng như mình được khai sáng sau khi mình học được 1 bí quyết mới. Đọc được 1 cuốn sách hay và làm cho mình bất ngờ. Đó là lúc sự tự tin của mình rất cao vì mình tưởng là mình đã biết hết mọi thứ. Và rồi chúng ta có xu hướng muốn chia sẻ. Tưởng chừng như mình có 1 sứ mệnh cao cả phải chia sẻ 1 điều tuyệt vời cho cộng đồng, người thân của mình.

Để rồi chúng ta kiêu hãnh về điều mình mới biết đến nỗi, không đánh giá chính xác được năng lực của người khác, không tôn trọng những lời khuyên, góc nhìn trái chiều với mình.

Dĩ nhiên là vẫn nên trau dồi cho mình những công nghệ mới, học hỏi thêm các kỹ năng nhận thức. Nhưng ngay thời điểm mình học được 1 điều gì đó, bắt tay vào làm liền thay vì đi dạy đời và chia sẻ với người khác. Chậm lại 1 nhịp và làm những việc nhỏ, rồi việc lớn sẽ tới.

Giai đoạn 2 của biểu đồ Dunning Kruger: Thung lũng tuyệt vọng

Giai đoạn chúng ta gặp khó khăn khi mang những cái lý thuyết áp dụng vào thực tế. Liên tục là những yếu tố chúng ta không lường trước được. Tiêu tốn 1 đống nỗ lực và tiền bạc và rồi mất trắng vào 1 thương vụ đầu tư chỉ vì không có kiến thức nền tảng, chưa đủ trải nghiệm. Chúng ta dồn nhiều niềm tin vào cuộc chơi, để rồi té sấp mặt. Lúc này, hầu hết mọi người sẽ sụp đổ.

Nếu không cẩn thận vượt qua được thung lũng của sự tuyệt vọng, họ sẽ rất khó để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự tự ti và hoài nghi đi cùng đến cuối cuộc đời. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm thích hợp để bạn tìm kiếm sự hỗ trợ. Có thể là từ sếp của mình, từ những đàn anh, đàn chị, để rồi nhìn đời 1 cách điềm tĩnh hơn và lại đứng dậy.

Giai đoạn 3 của biểu đồ Dunning Kruger: Dốc nghiêng khai sáng

Đối diện với những sai lầm và kiên trì rèn luyện. Thời điểm tuyệt vời để bắt đầu lại quá trình kiên trì và nghiêm túc học hỏi. Các bạn sẽ trưởng thành từng bước một, tuy chậm và từ tốn hơn nhưng nó chắc chắn.

Đây là 1 chặng hành trình khổ luyện, để khi đi hết con dốc, bạn sẽ chạm được 1 tài năng của riêng mình. Và tài năng ở đây là sự kết hợp của Tài (năng lực) cộng với Siêng năng.

Dĩ nhiên khi chúng ta lấy cần cù bù thông minh, nó vẫn tạo nên một thế mạnh khả dụng. Nhưng nếu bắt đầu với một tố chất có sẵn, phát triển nó lên thì ưu thế (tài) bạn đạt được sẽ càng tỏa sáng.

Vậy nên ngay tại đây, nếu bạn đã xác định được thế mạnh/tố chất nào đó của bản thân phù hợp với định hướng phát triển thì hãy đầu tư vào nó để tiết kiệm được nỗ lực và thời gian nhất có thể.

(Còn trong trường hợp các bạn vẫn đang loay hoay đi tìm thứ mình thật sự đam mê, trải qua nhiều công việc khác nhau mà vẫn chưa xác định được thế mạnh của mình là gì thì bạn có thể tìm hiểu về dịch vụ Tư vấn đa thông minh dựa trên Sinh trắc vân tay. Anh có một vài chia sẻ cụ thể hơn về dịch vụ này trong video bên dưới, các bạn có thể xem nó.)

Giai đoạn 4 của biểu đồ Dunning Kruger: Cao nguyên vững bền

Thời điểm bạn chạm được đến giai đoạn này là khi các bạn đã nuôi dưỡng được cho mình sự bản lĩnh. Các bạn không chỉ có kiến thức, các bạn có sự từng trải, các bạn hiểu sâu sắc và có thể đảm nhận những trách nhiệm lớn và quan trọng hơn.

Điều đặc biệt khi đã chạm được đến cao nguyên của sự bền vững này, là bạn có thể nâng đỡ hỗ trợ người khác. Giống như cách mà ta đã nhận được sự hỗ trợ trong quá khứ. Đây là lúc ta giúp 1 người em của mình, hoặc 1 nhân viên của mình, hỗ trợ để giúp họ vượt qua thung lũng tuyệt vọng của chính họ. Đó là 1 phần thưởng rất ý nghĩa. Là khi chúng ta giúp 1 người cũng có thể trưởng thành giống như mình.

Hết rồi đó. Bạn có mường tượng được không. Để dễ hơn nếu hiện tại bạn chưa hình dung ra thì hãy viết nó xuống. Bạn đang muốn sở hữu 1 kỹ năng cụ thể nào? Nếu có, bạn đang ở giai đoạn nào trong quá trình thành thạo kỹ năng đó? Có khó khăn cụ thể gì các bạn đang gặp phải không? Hãy chia sẻ cho anh biết ở dưới bình luận.

Còn với những bạn nào sau khi đọc bài viết, nhận thấy mình có 1 số sự tự ti nhất định về bản thân, nhưng chưa biết cách nào cụ thể để thay đổi thì xem chi tiết hơn nội dung ở đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *