Flavors Vietnam 2023

Chứng nghiện công việc khiến bạn cắm mặt làm việc!

Bạn có phải là một người NGHIỆN CÔNG VIỆC? Những dấu hiệu nào cho thấy bạn là một Workaholic chính...
Đã sao chép
Đã lưu
Chứng nghiện công việc

Bạn có phải là một người NGHIỆN CÔNG VIỆC?

Những dấu hiệu nào cho thấy bạn là một Workaholic chính hiệu? Cắm mặt làm việc từ sáng tới tối, từ năm này qua tháng nọ để nhận được gì?

Hãy cùng anh Trí tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

14 dấu hiệu của chứng nghiện công việc

Ngay bây giờ anh cần các bạn xem thật kỹ 14 dấu hiệu của chứng nghiện công việc được liệt kê trong video bên dưới.

Sau đó, bạn hãy quay trở lại thành thật bình luận bên dưới bài viết cho anh Trí biết bạn có phải là một Workaholic hay không và cấp độ nặng tới mức nào nhé:

 

2 nhóm người toxic với chứng nghiện công việc

Trong số những người có cái nhìn tiêu cực về chứng nghiện công việc (Workaholic) về cơ bản được chia thành 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất: Họ ganh tỵ với những người nghiện công việc

Đối với họ, công việc là một thứ nhàm chán, áp lực và đáng ghét. Họ nghĩ công việc là thứ họ buộc phải làm để duy trì sự sống!

Những người này sẽ rất khó chịu và không thể hiểu nổi người khác tại sao lại có thể chăm chỉ, say mê làm công việc giống như họ.

Họ sẽ càng bực bội hơn nữa khi những cá nhân chăm làm kia suốt ngày xung phong, đề xuất sửa đổi, đưa ra cải tiến,… vì tất cả đối với họ chỉ là rách việc, rảnh hơi!

Đặc biệt nếu chứng kiến các Workaholics được khen thưởng, thăng tiến thì họ sẽ càng hậm hực và ngay lập tức tụm 5 tụm 7 dè bỉu, hạ thấp đối phương.

Vậy nên nếu gặp nhóm người này các bạn cứ gạt qua một bên, đừng bận tâm mà hãy tiếp tục tập trung làm tốt công việc mình yêu thích nhé.

Ganh tỵ với người nghiện công việc
Nhóm ganh tỵ với những người nghiện công việc

Nhóm thứ hai: Họ tỏ ra lắng cho những người mắc chứng nghiện công việc

Đây là tâm lý thông thường của những người rất thân với mình như bố mẹ, người yêu, bạn bè,…

Họ lo cho sức khỏe của các bạn, họ sợ các bạn bị thiệt thòi, họ lo các bạn dồn quá nhiều tâm huyết cho công việc và nếu việc đó không thành bạn sẽ suy sụp, tổn thương.

Nỗi lo của nhóm thứ hai này xuất phát từ tình thương đối với bạn, nó rất đáng quý!

Chính vì vậy, hãy thật sự nghiêm túc để cân nhắc và lắng nghe những quan tâm, nhắc nhở của họ nhé.

Lo lắng cho người nghiện công việc
Nhóm tỏ ra lắng cho những người mắc chứng nghiện công việc

Giật mình với hệ quả của chứng nghiện công việc

Suy nghĩ thông thường của mọi người về chứng nghiện công việc là stress, tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn sức khỏe.

Liệu mọi thứ có đơn giản như vậy?

Chúng ta phân những người nghiện công việc ra thành 2 nhóm nhỏ:

2 nhóm người nghiện công việc
Tìm hiểu về 2 nhóm người nghiện công việc

Và sự thật đã chỉ ra:

Những người thuộc nhóm 1 thường xuyên mắc các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Ngược lại, những người thuộc nhóm 2 lại giữ được sức khỏe cực kì tốt dù có số giờ làm việc cao hơn.

Nhóm Workaholics yêu thích công việc sẽ chủ động giải quyết những vấn đề về sức khỏe để được tiếp tục làm việc.

Còn nếu không yêu thích công việc, họ sẽ cảm thấy lo lắng và tội lỗi khi phải xin nghỉ đi khám sức khỏe hay làm một việc nào đó vì họ đã ngồi ì trong văn phòng rất nhiều giờ mà không mang lại kết quả như ý.

Những người ở nhóm 1 lúc này sẽ cố gồng lên để chịu đựng khiến cho các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe gia tăng, tâm lý cảm xúc của họ cũng dễ bị tổn thương.

Chứng nghiện công việc và dòng chảy tâm lý

Từ phân tích trên, chúng ta có thể thấy điều quan trọng không nằm ở số giờ làm việc mà là ở cảm xúc và thái độ làm việc.

Nếu làm việc mình chán ngán, căm ghét thì mỗi ngày chỉ cần vài ba tiếng đã đủ khiến các bạn kiệt sức, vật vờ, bí bách.

Ngược lại nếu mình thực sự yêu thích công việc đó thì dù trải qua bao nhiêu giờ đồng hồ đi chăng nữa thì niềm say mê và năng lượng vẫn như ban đầu – trong tâm lý học gọi là Trải nghiệm dòng chảy.

Thậm chí, nếu xuôi theo dòng chảy tâm lý kể trên, càng làm việc liên tục họ càng nảy ra nhiều ý tưởng mới sáng tạo hơn, cảm xúc hơn, bứt phá hơn. Và dường như họ quên ăn, quên đói, quên luôn mệt mỏi!

Say mê công việc

Đã bao giờ bạn trải qua dòng chảy tâm lý như vậy với một công việc chưa?

Nếu có thì xin chúc mừng bạn đã được sống với đam mê. Còn không cũng đừng lo lắng vì biết đâu phương pháp này sẽ giúp bạn tìm được một công việc đúng với sở thích, đúng với thế mạnh để bạn được say mê, hết tâm, hết sức vì nó.

Anh để LINK tìm hiểu tại đây, và phương pháp này được gọi là Tư vấn đa thông minh dựa trên Sinh trắc vân tay.

Hãy nghiện công việc đúng cách, đúng nghề!

Tóm lại, nếu các bạn là một người nghiện công việc nhưng đang phải trải qua những ngày tháng với một việc mà mình chán ghét thì đó là điều rất đáng lo ngại cho sức khỏe và tâm lý của chính bạn.

Còn trong trường hợp bạn là một Workaholic đang sống với công việc mà mình yêu thích thì hãy cố gắng chia sẻ trải nghiệm của mình với người thân để họ bớt lo lắng cho bạn.

Suy cho cùng, nếu các bạn vẫn còn trẻ tuổi, không gánh nặng, không vướng bận nhiều và rồi các bạn may mắn tìm được một công việc mình muốn gắn bó thì đây chẳng phải chính là thời điểm tuyệt vời để bạn trở thành một Workaholic hay sao?

Nghiện công việc đúng cách
Hãy làm hết mình ít nhất một lần để xem bản thân đi được đến mức nào, giỏi tới đâu, lì bao nhiêu!

Và nếu các bạn chí thú làm ăn, say mê công việc, gầy dựng được sự nghiệp có ý nghĩa, sống vui vẻ thì đó chính là hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ bạn.

Vì vậy anh thấy rằng, nghiện công việc đúng cách, đúng nghề, đúng nghiệp sẽ khẳng định được sự tồn tại rất riêng của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *