Flavors Vietnam 2023
27/08/2023

Chế ngự cơn nóng giận với 3 bài học sau

Nếu buồn chán, tội lỗi và thất vọng là những cảm xúc huỷ hoại tinh thần và kết quả của...
Đã sao chép
Đã lưu
Chế ngự cơn nóng giận

Nếu buồn chán, tội lỗi và thất vọng là những cảm xúc huỷ hoại tinh thần và kết quả của chúng ta nhiều nhất thì nóng giận sẽ là tội đồ số 1 trong việc huỷ hoại các mối quan hệ.

Và anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ Học viện Awaken Your Power. Trong bài viết này, anh sẽ chia sẻ với các bạn về 3 bài học giúp chúng ta chế ngự cơn nóng giận của mình nhé!

Các bạn đã sẵn sàng chưa nào? Let’s go!

3 bài học giúp chế ngự cơn nóng giận
3 bài học giúp chế ngự cơn nóng giận

Bài học số 1: Cơn nóng giận chính là 1 quả bom nổ chậm

Đầu tiên, các bạn có nhận ra rằng sự nóng giận chính là một quả bom và nó sẽkhiến các bạn gây tổn thương khủng khiếp cho những người quan trọng của mình như ba mẹ, vợ chồng, con cái hoặc đồng nghiệp, khách hàng,…

Đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ nhận ra rằng chỉ vì sự tức giận và nóng nảy của mình mà những người xung quanh đều bị tổn thương thì điều đó không đáng một chút nào hết. Vì vậy, chúng ta cần quay trở vào bên trong và nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc hơn.

Như anh đã nói, sự giận dữ chính là một quả bom nổ chậm và nếu mình càng cố kìm nén cơn giận của mình thì trái bom đó sẽ bị nhồi nhét và tích tụ ngày càng nhiều. Cho đến khi mình không kìm nén được nữa thì nó sẽ bùng nổ một cách khủng khiếp.

Vậy nên sai lầm đầu tiên mà nhiều người hay mắc phải đó là họ luôn kìm chế cơn nóng giận của mình, họ luôn tự nhủ rằng “không được nóng giận, không được nóng giận…”.

Đây là một hành vi rất ngốc. Thay vào đó, cách xử lý khôn ngoan hơn đó là hãy tìm cách để tháo gỡ quả bom đó.

Cơn nóng giận chính là 1 quả bom nổ chậm
Cơn nóng giận chính là 1 quả bom nổ chậm

Bài học số 2: Nhìn nhận lại sự nóng giận

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật để tháo gỡ quả bom của sự nóng giận.

Một nguyên tắc cơ bản chúng ta cần phải biết đó là các bạn không thể tháo bom trong khi nó đang nổ. Bởi vì khi đó, sự tức giận đang kiểm soát mình và chúng ta không còn đủ tỉnh táo để thấu hiểu được những chuyển biến về cảm xúc, tâm lý và hành vi của bản thân.

Lúc này, điều các bạn cần làm đó chính là xem lại “phiên bản quay chậm” của sự việc. Nghĩa là các bạn hãy đóng vai trò là một người khách quan đứng ngoài cuộc để quan sát lại những diễn biến mà bạn đã mất kiểm soát và gây tổn thương cho những người xung quanh.

Quá trình xem lại đó sẽ giúp bạn nhìn ra được những yếu tố kích hoạt sự mất bình tĩnh của mình. Những câu nói gì, những phản ứng nào của của người đối diện đã kích hoạt cơn giận dữ của các bạn?

Sau một hồi, các bạn sẽ nhận ra rằng thật ra những câu nói đó, những hành vi đó không phải là trái bom mà nó chỉ là yếu tố để kích hoạt.

Bởi vì các yếu tố đó đã gắn liền với một ký ức, trải nghiệm tồi tệ hoặc một tổn thương tâm lý nào đó lặp đi lặp lại trong quá khứ và chính những tổn thương đó đã tạo nên khối thuốc nổ bên trong các bạn.

Bình tĩnh để nhìn nhận lại sự nóng giận
Bình tĩnh để nhìn nhận lại sự nóng giận

Bài học số 3: Tháo gỡ cơn nóng giận

Cuối cùng, khi nhìn ra được khối thuốc nổ đó rồi thì chúng ta phải tháo gỡ nó.

Dĩ nhiên, chúng ta không thể gỡ bỏ nó nếu nó đang cháy nổ bùng bùng được. Vậy nên các bạn hãy lựa một thời điểm mà mình và người kia đều bình an để mở lòng và chia sẻ với họ.

Điều này sẽ giúp hai bên gỡ được những khúc mắc và thấu hiểu nhau hơn. Từ đó, cả hai sẽ bắt đầu tiết chế về lời nói và hành vi của mình hơn, tôn trọng đối phương hơn và hạn chế những mâu thuẫn không đáng có.

Tuy nhiên, anh biết rằng vẫn có trường hợp khi bạn chân thành chia sẻ những tổn thương của mình cho đối phương biết nhưng họ vẫn không hiểu và không chịu thay đổi. Nếu vậy thì cũng không sao!

Ít nhất là khi bạn nói ra được thì nó sẽ giúp bạn ý thức về trái bom của mình và trong những lần trò chuyện tiếp theo, các bạn sẽ có thể đề cao cảnh giác hoặc hạn chế những tiếp xúc không cần thiết với họ.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng hãy chủ động tìm cách để tự chữa lành những tổn thương tâm lý của mình.

Các bạn có thể đọc thêm bài viết 4 điều giúp bạn thoát khỏi vòng luẩn quẩn để có thêm những góc nhìn và bài học trong việc vượt qua được vòng luẩn quẩn của thói quen xấu như dễ nổi nóng hay mất kiểm soát nhé!

Cuối cùng, hãy xem tiếp video dưới đây để lắng nghe câu chuyện người thật, việc thật của bạn Khánh – một học viên của anh, bạn ấy đã áp dụng những bài học anh vừa chia sẻ và có những thay đổi rất sâu sắc trong các mối quan hệ của mình.

Các bạn cảm thấy bài học ngày hôm nay như thế nào? Hãy bình luận xuống phía dưới cho anh biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *