Flavors Vietnam 2023
04/04/2023

Mềm & Yếu – Bản lĩnh của người hiền lành

Anh đã nghe rất nhiều câu đại loại như: “Tại mày hiền quá nên mày mới bị bắt nạt đó!”...
Đã sao chép
Đã lưu
Người hiền lành

Anh đã nghe rất nhiều câu đại loại như:

“Tại mày hiền quá nên mày mới bị bắt nạt đó!”

“Do tính em hiền nên người ta mới xem nhẹ em!”

“Mình hiền, mình nhát quá, mình không dám nói ra!”

….

Dừng lại một chút, phải chăng một vài người trong chúng ta đang xem HIỀN LÀNH là một ĐIỂM YẾU! Họ ĐỔ LỖI vì hiền cho nên…

Đó, đó là lý do anh nghĩ mình cần ngồi lại để chia sẻ thẳng thắn với các bạn quan điểm của anh về bài học HIỀN LÀNH hay định nghĩa MỀM YẾU qua bài viết này.

Và… anh là Nguyễn Hữu Trí đến từ học viện Awaken Your Power!

Người hiền lành có hay chịu thiệt?
Người hiền lành có hay chịu thiệt?

Cắt nghĩa MỀM YẾU để hiểu HIỀN LÀNH

Để nói về hiền lành, anh sẽ bắt đầu phân tích từ mềm yếu.

Mềm là tính chất, Yếu là năng lực! Cái sai lầm lớn nhất của chúng ta là ghép hai từ này với nhau để gọi thành nhu nhược – mềm yếu. Và từ đó mọi người sẽ rất dễ đổ lỗi để nói: “Bởi vì tính chất của em mềm, cho nên em yếu.” Nhưng anh xin thẳng thắn phản bác lại là vì em yếu cho nên em yếu thôi, chứ mềm không có nghĩa là yếu!

Nhìn lại trong tất cả những loại vật liệu phổ thông hay thậm chí là núi đá thì không có gì mà nước không xuyên qua được. Nó mang trong mình sức mạnh vượt xa những thứ được cho là cứng rắn, sắt thép, sắc nhọn. Vì vậy anh nghĩ, chúng ta phải rất cẩn thận khi nói đến “mềm yếu” bởi vì trong cách nói này thể hiện một thói quen của người yếu đó là ĐỔ LỖI!

Người yếu thường đổ lỗi

Họ đổ lỗi cho tính chất, cho bản tính tự nhiên của mình rằng: là tại vì em như vậy cho nên em như thế kia, tại vì em hiền cho nên em yếu, cho nên mọi người ăn hiếp em, mọi người không tôn trọng em,… Thật ra suy nghĩ này bắt nguồn từ việc em chưa hiểu đúng được năng lực và bản chất của mình, em mới chỉ nhìn thấy được biểu hiện bên ngoài nên em chưa thật sự tôn trọng năng lực của riêng mình, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai, em chưa có kỹ năng nào giúp phát huy bản tính của mình để đạt được thứ mình muốn. Nó giống như khi người ta tìm được công nghệ để dẫn dắt dòng nước một cách khôn ngoan thì họ có thể dùng dòng nước đó tạo ra sức kéo, tạo ra sức đẩy hay thậm chí xuyên phá được vật liệu. Ok, các bạn hiểu ý anh không?

HIỀN LÀNH nhưng KHÔNG YẾU, lịch sử đã chứng minh!

Để tiếp tục bàn luận với nhau về năng lực mềm mại uyển chuyển nhưng không gì không đạt được thì ngay tại đây anh xin chia sẻ một câu chuyện lịch sử vô cùng ý nghĩa. Nó là minh chứng cho câu nói “Hiền lành nhưng không yếu, người hiền lành chiến thắng bằng sự chân thành!”.

“Sử sách ghi lại, năm đó “một vị thư sinh yếu đuối” tên Trần Nhật Duật đã một mình một ngựa bước chân vào doanh trại quân phản loạn….”

Các bạn thấy gì từ câu chuyện lịch sử anh chia sẻ trong video trên?

Bí quyết nào khiến vị tướng của chúng ta thu phục nhân tâm, chuyển thù thành bạn?

Hãy cho anh biết câu trả lời của các bạn và bài học rút ra ở đây là gì qua bình luận dưới bài viết nhé!

HIỀN LÀNH cho chúng ta năng lực để THẤU HIỂU

Bắt nguồn từ câu chuyện trên, chúng ta nói tiếp về “hiền lành” và “nhu hòa”.

Những người hiền lành khôn ngoan có khả năng thấu hiểu đối phương và họ dùng năng lực đó để đạt được thứ mình muốn. Các bạn sẽ thấy rất rõ sức mạnh này nếu xem hết câu chuyện trong video trên về danh tướng Trần Nhật Duật. Ông ấy đã dùng sự điềm tĩnh, tự nhiên thu phục lòng người bằng bản tính hiền hòa vốn có.

Những người hiền lành khôn ngoan họ dũng cảm bước đi trên con đường riêng, tìm cách giải quyết vấn đề mà một mặt vẫn giữ được bản tính nhu hòa của mình, mặt khác đạt được mục tiêu ban đầu.

Hiền lành điềm tĩnh

Vậy nên, cái tính chất tự nhiên là hiền hòa – đằm thắm nó sẽ cho chúng ta năng lực thấu hiểu cực kỳ lớn. Mà ở đó, người KHÔN NGOAN và ĐẠI DŨNG là người điềm tĩnh để hiểu người khác trước khi mong đợi người ta hiểu mình. Thắng từ trong tâm mới là chiến thắng lâu dài!

Để ngẫm lại một lần nữa về sức mạnh của người hiền lành, video trên sẽ giúp bạn. Nhưng để nhớ, để nghiêm túc với góc nhìn này anh cần các bạn viết lại những gì bản thân đúc kết được về chủ đề này. Khung bình luận bên dưới là của bạn.

Đổi lại, nếu bạn thấy bản thân mình hiền nhưng có chút nhạt thì BÀI VIẾT sau sẽ nêm cho bạn thêm ít muối để trông “mặn mà”, “ngon lành” hơn!

One thought on “Mềm & Yếu – Bản lĩnh của người hiền lành

  1. Chia sẻ từ anh Trí rất hay, em giờ đây đã hiểu thêm phần nào về bản tính Hiền Lành nhưng không mềm yếu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *