“Chịu có xíu áp lực cũng khóc lóc, yếu không chịu được. Áp lực tạo ra kim cương hiểu không? Khổ vậy là đương nhiên…” Có ai nói với bạn những điều như vậy chưa? Họ luôn đem kim cương ra làm tiêu chuẩn và bắt bạn chịu bất kỳ một cái áp lực nào mà họ cho là đương nhiên. Nhưng… thật là vậy sao? Thật sự ai cũng là than đá? Rồi chịu bất kỳ một lực ép nào thì cũng sẽ thành kim cương? Vậy ví như một cái trứng, một ngọn cây, một cánh diều thì sao…
Hôm nay, anh Mr. Quéo Ồ Rây đến từ học viện Awaken Your Power sẽ phản biện lại câu nói “áp lực tạo ra kim cương” và đưa ra cho các bạn một góc nhìn khác để các bạn biết chọn lọc hơn về những khó khăn sẽ gặp phải.
Áp lực tạo ra kim cương có còn đúng
Bây giờ thì sẵn sàng chưa. Bắt đầu!
“Áp lực tạo ra kim cương” – câu nói tốt nhất để dụ dỗ
Bất kỳ một ai đó mà dùng cái câu “Áp lực tạo ra kim cương” để nói với các bạn thì thường là để người ta DỤ DỖ bạn lao đầu vào một cái vấn đề nào đó để cho ra một kết quả nào đó. Chưa nói đến việc kết quả đó mang lại lợi ích cho các bạn hay cho người ta, thì việc các bạn bị dụ là các bạn đã dở rồi. Vì người khôn ngoan, người ta sẽ:
– Biết mình muốn gì?
– Lựa chọn cuộc chơi phù hợp với mình
– Đối diện và vượt qua thử thách
– Đạt được kết quả ý nghĩa với mình
Các bạn nên chủ động lên và đừng để người ta dụ. Vì trên cơ bản, một khi người ta đã dụ bạn, thì xác suất cao việc đó sẽ mang lại lợi ích cho người ta nhiều hơn cho bạn.
“Áp lực tạo ra kim cương” chỉ để dụ
Dùng một loại áp lực áp dụng cho tất cả mọi người
Trong cuộc đời này, không phải ai cũng là than đá. Cho nên chúng ta không thể dùng cùng một môi trường, một áp lực, một hoàn cảnh để áp lên cùng một sự vật, sự việc. Nếu như cục than đá cần một lực ép lớn để tạo thành kim cương, thì cái trứng gà cần hơi ấm để nở thành một chú gà con, cái cây cần nước và ánh sáng mặt trời để đơm hoa – kết trái, cánh diều cần cơn gió để bay lên trời. Cho nên, sẽ rất là ngốc khi chúng ta áp dụng cùng một công thức cho tất cả mọi người.
Và đây cũng là cái sự thật đáng buồn trong hệ thống phổ cập giáo dục hàng loạt của Việt Nam chúng ta hiện nay. Nhưng tất nhiên, để thay đổi cả một nền giáo dục thì rất khó nên nếu được, các bạn hãy cố gắng bắt đầu thay đổi từ chính bản thân mình.
Đừng áp đặt một áp lực chung cho mọi người
Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa việc “tìm kiếm áp lực phù hợp” và “thái độ chạy trốn”…
Những ngộ nhận sai lầm về áp lực
Các bạn sẽ ngộ nhận rằng… em không phải là than đá nên em không muốn bị áp lực, em không cần bị áp lực, em không có nhu cầu trở thành kim cương, nên đừng ai ép em hết. Cách diễn dịch này mang đến một thái độ rất bất ổn – THÁI ĐỘ CHẠY TRỐN khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Và kết quả của tư duy sai lầm này là sự buông thả, dễ dãi và quá nuông chiều cảm xúc của mình.
Để hình dung rõ ràng hơn, anh sẽ quay lại với 3 ví dụ hình ảnh trên. Các bạn nghĩ rằng con gà, ngọn cây hay con diều thì không có bất kỳ một cái áp lực nào hả? Để trở thành một phiên bản trọn vẹn hơn, không có bất kỳ một sự vật nào không chịu những khó khăn, thử thách hết.
– Quả trứng: nếu bị tác động mạnh từ bên ngoài, quả trứng sẽ vỡ và con gà sẽ chết. Tuy nhiên, con gà bên trong nếu muốn nở ra thì lại phải chịu áp lực từ vỏ trứng – nơi bảo bọc nó khi nó chưa đủ lông đủ cánh. Nó phải đủ sức, đủ lực để phá vỡ vỏ trứng, thoát ra thế giới bên ngoài. Đó là một loại áp lực của việc phá vỡ sự an toàn, bảo bọc.
– Ngọn cây: Ngọn cây muốn đơm hoa kết trái thì nó phải rụng lá. Nó phải chấp nhận bỏ đi thứ rất quan trọng của nó, bộ phận duy nhất để lấy ánh nắng, hô hấp, quang hợp để dùng toàn sức mình vào việc ra quả. Đây là một loại áp lực buông bỏ để tập trung vào điều quan trọng nhất.
– Cánh diều: để cưỡi được những ngọn gió thì cái nang và cái dây phải cực kỳ căng. Con diều phải mở rộng hết sức, căng hết sức mình để đón lấy gió. Khi đó, nó bởi bay lên được. Đó là một loại áp lực mở lòng mình để đón nhận lấy cái tốt đẹp.
Vậy nên, có những áp lực từ bên trong, về bản chất, nó giúp duy trì sự tồn tại và phát triển của những sự vật. Cho nên các bạn phải phân biệt được cái áp lực tiêu cực từ bên ngoài và cái áp lực cần thiết từ bên trong để trưởng thành, phát triển và đạt được thứ mình muốn.
Đừng dùng câu “em không cần áp lực” để chạy trốn
Xác định áp lực đúng đắn
Cuối cùng, “áp lực tạo ra kim cương” không phải lúc nào cũng đúng. Không thể lấy một tiêu chuẩn xét cho tất cả mọi người mà mình phải xác định được mình phù hợp với loại áp lực nào.
Mà cái mấu chốt để các bạn phân biệt nó là… các bạn phải biết mình muốn trở thành cái gì? Mình cần phải chịu những gì để tiến gần hơn tới phiên bản mà mình muốn trở thành?
Ví dụ, nếu các bạn muốn trở thành một người phụ nữ của gia đình, làm nội trợ, sống yên bình với người thân, con cái thì các bạn phải chịu cái áp lực vào đại học Havard để làm gì khi các bạn không muốn?
Các bạn phải xác định được mình muốn làm gì, mình có mục tiêu gì, mình muốn trở thành ai? Khi đó, các bạn tự khắc biết những áp lực nào là phù hợp với mình, Nỗ lực cầu tiến của mình có xứng đáng không.
Bài hôm nay có hơi mơ hồ vì sử dụng nhiều các hình ảnh trừu tượng. Các bạn có thể xem video để có cái nhìn toàn diện hơn cũng như comment bên dưới để anh cho các bạn một câu trả lời thỏa đáng hơn.