Flavors Vietnam 2023
30/08/2023

3 cái giá phải trả khi khởi nghiệp, nghe đi rồi thấm

Ố là lá, xin chào tất cả các bạn đã quay lại với anh. Anh Trí đến từ học viện...
Đã sao chép
Đã lưu
Khởi nghiệp giàu lắm

Ố là lá, xin chào tất cả các bạn đã quay lại với anh. Anh Trí đến từ học viện Awaken Your Power đây.

Khởi nghiệp, khởi nghiệp, khởi nghiệp. Cụm từ luôn luôn “hot” nên anh phải nhắc 3 lần.

“Em phải khởi nghiệp để tạo ra sự đột phá

Em muốn làm giàu nên phải khởi nghiệp, không gì có thể ngăn cản được em”

Chúc mừng các bạn đã ở đây vì…sắp được đi chuyến tàu xuyên qua những sự thật mà chưa từng ai tiết lộ về khởi nghiệp.

Thắt dây an toàn và chuẩn bị nhé.

Tảng băng chìm về khởi nghiệp mà ít ai tiết lộ

Các bạn chắc đã được truyền cảm hứng rất nhiều về tinh thần khởi nghiệp: vẻ vang có, cực khổ có, thử thách có, niềm vui có…

Và anh tin đã nhiều lần bạn muốn bỏ hết mọi thứ nhàm chán hiện tại, để lên dây cót cho mình một con đường mới, khởi nghiệp một dự án mới lạ nào đó.

Chắc chắn, trong lòng bạn đầy sôi sục.

Nhưng chậm lại một chút, đừng vội vàng để cảm xúc dẫn dắt lúc này. Cảm xúc vui sướng chắc chắn là có, nhưng hãy thêm cho mình chút cảm giác lo sợ nữa.

Phải thấy được tổng quan thì bạn mới có thể bước vào cuộc chơi một cách nghiêm túc.

Anh sẽ không chia sẻ lý thuyết nữa, mà dưới đây là đoạn trích cuộc hội thoại giữa anh và anh Nguyễn Bá Cảnh Sơn – Founder Dat Bike. Từ chia sẻ này, bạn sẽ thấy rõ 3 sự thật về khởi nghiệp nằm bên dưới kết quả ngoạn mục của Datbike trong thời gian gần đây.

Cái giá của khởi nghiệp
Cái giá của khởi nghiệp

Khởi nghiệp là phải làm hầu hết những thứ mình không thích

“Chúng ta tưởng là bước vào cuộc chơi khởi nghiệp là để làm điều mình say mê. Thật ra khi bắt đầu là vậy, nhưng trong giai đoạn phát triển thì hết 6 ngày là “eating glass”, còn lại 1 ngày chủ nhật là được làm điều mình thích” – anh nói. 

Sơn cũng chia sẻ chân thành:

“Em thích làm về kỹ thuật hơn. 1 tuần thì hết 6 ngày là em phải họp, phải giao tiếp, nghe điện thoại của nhà đầu tư, đối tác. Chỉ còn 1 ngày chủ nhật là em được làm xe.

Em không thích nói chuyện nhiều cho lắm, Social Energy của em hơi thấp, nói chuyện một hồi là em mất năng lượng.

Mà em phải cố thôi vì đó là trách nhiệm. Mặc dù đến giờ em vẫn không thích, nhưng vì mục tiêu cao hơn nên thôi em chấp nhận”.

Khởi nghiệp là...
Khởi nghiệp là…

Khởi nghiệp là phải hy sinh và liều lĩnh

Theo anh:

“Người khởi nghiệp phải có cái máu, cái tố chất nhất định ở trong người thì mới làm tốt được. Dĩ nhiên, họ sẽ cần sự trợ giúp, huấn luyện, nhưng nếu không có thì họ vẫn có thể tự tìm.

Còn người mà không có tố chất, họ vẫn muốn khởi nghiệp vì bị FOMO, dẫn dắt thì chắc chắn sẽ phải trả giá rất đắt”.

Thực tế Sơn đang phải đánh đổi nhiều thứ:

“Khởi nghiệp theo mô hình High Growth (tốc độ phát triển nhanh) thì mình phải chấp nhận 2 việc: bỏ công sức nhiều hơn và đánh đổi lớn hơn người khác.

Người bình thường đi làm 8 tiếng thì mình có khi phải làm 16 tiếng. Mình đầu tư hết vào một cửa, chơi all in (tất tay) thì khi mà thất bại là mình trắng tay.

Datbike mà thất bại thì không chỉ em mà còn nhiều người trong công ty cũng bị ảnh hưởng, bởi vì họ cũng chấp nhận công việc này.

Em phải đóng lại nhiều cánh cửa khác để tập trung hoàn toàn”.

Khởi nghiệp là...
Khởi nghiệp là…

Khởi nghiệp chưa chắc đã giàu

Anh hỏi Sơn nửa đùa nửa thật:

“Thành thật đi, em hiện có phải là Multimillionaire (Siệu triệu phú)?”

Sơn ngậm ngùi trả lời:

“Số tiền em thực sự có ngày càng ít lại. Trước kia đi làm thì bao nhiêu tiền em đổ hết vào Datbike ở thời kỳ đầu rồi. Giờ lương tháng em được 5 triệu, trừ bảo hiểm xã hội em còn 4 triệu rưỡi.

Lương không đủ nên em đang ở nhà công ty trợ cấp cho nhân viên. Nhưng em không cảm nó nhiều lắm, đối với em nó cũng không quan trọng”.

Anh nghĩ 3 sự thật ở trên chính là sự đánh đổi mà Sơn chấp nhận vì một mục tiêu to lớn hơn “Chuyển đổi tất cả người ở Đông Nam Á từ xe xăng qua xe điện”.

Vì điều này mà dù bao nhiêu lần “eating glass” Sơn vẫn vượt qua.

Để nghe trọn vẹn cuộc hội thoại này giữa anh và Sơn, bạn hãy xem video nhé.

Hãy bình luận bên dưới cho anh biết bài học bạn rút ra được từ trao đổi này là gì nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *