Flavors Vietnam 2023
18/10/2023

Thế hệ mất mát là gì? 3 lời khuyên giúp bạn vượt qua biến động

Sau đại dịch cách đây 2 năm, giới trẻ Châu Á vẫn còn dư âm của những tổn thất nặng...
Đã sao chép
Đã lưu
Thế hệ mất mát

Sau đại dịch cách đây 2 năm, giới trẻ Châu Á vẫn còn dư âm của những tổn thất nặng nề về mặt tinh thần, vật chất: cơ hội việc làm giảm sút, khoản tiết kiệm vẫn chưa lấp đầy, các kế hoạch riêng bị cản trở, cảm giác chông chênh trong định hướng sự nghiệp

Đây có thể được xem là thời kỳ của “thế hệ mất mát”. Nghe có vẻ tiêu cực, nhưng đối với anh đây lại là cơ hội rất tốt để các bạn trẻ trưởng thành trong nghịch cảnh. Vậy đó là gì? Cách để vượt qua cơ biến động này như thế nào, cùng anh xem bài viết nhé.

3 điều thế hệ trẻ nên thường xuyên đánh giá lại
3 điều thế hệ trẻ nên thường xuyên đánh giá lại

Thế hệ mất mát, thế hệ mất đi niềm hy vọng

Các bạn trẻ trong độ tuổi từ 15-24 tuổi, họ đang có những ước mơ, hoài bão cho những lý tưởng sống của mình. Họ hừng hực học tập, làm việc, tích luỹ, để rồi đại dịch bất ngờ ập đến.

Tất cả mọi thứ đều trở về con số 0. Những kế hoạch dang dở, tài chính cạn kiệt và cơ hội việc làm ngày càng hạn chế. Cho nên cảm giác của thế hệ này là sự mất mát những gì đã từng có, sự mờ mịt về tương lai phía trước.

Sự mất mát về vật chất có lẽ không phải là cú đánh mạnh nhất. Điều đau đớn nhất là họ đánh mất đi ý chí, tinh thần, đó là: NIỀM HY VỌNG.

Tuổi trẻ là khoảng thời gian của ấp ủ, hoài bão, hăm hở bước vào đời. Nhưng lứa tuổi này lại trải qua biến cố, nó tạo ra sự đứt gãy cho hành trình trưởng thành tự nhiên.

Đừng đánh mất hy vọng vào cuộc sống dù lí do gì đi chăng nữa
Đừng đánh mất hy vọng vào cuộc sống dù lí do gì đi chăng nữa

Tâm thái đúng trước khó khăn

Trong tâm lý học, khi nghiên cứu về các vụ đắm tàu, thống kê cho rằng số người chết phần nhiều là ở độ tuổi trẻ. Người sống sót còn lại thường tập trung vào đối tượng là người già và trẻ em.

Tại sao lại như vậy?

Bởi vì người già họ đủ trải nghiệm để chấp nhận biến cố, còn trẻ em thì quá nhỏ để hiểu chuyện. Trong khi đó những người trẻ lại là số đông không chấp nhận mình sẽ chết như thế, họ cố gắng chiến đấu, vùng vẫy tìm lối thoát, để rồi họ kiệt sức đến chết trước khi tàu cứu hộ đến.

Cho nên, nguyên tắc đầu tiên khi rơi vào khó khăn là đừng vùng vẫy, đừng kháng cự. Thay vào đó hãy chấp nhận hoàn cảnh đang diễn ra trong thực tại. Hạn chế nói câu “Tại sao mình lại phải chịu đựng điều này?”.

Bạn hãy tiết kiệm năng lượng cho mình để bình tĩnh, để đủ sáng suốt đánh giá đúng vấn đề đang gặp phải. Có như vậy bạn mới nhìn ra cách để vượt qua được vấn đề.

Bạn có đang hoang mang?
Bạn có đang hoang mang?

3 điều nên làm để vượt qua khó khăn

Sau đại dịch, nền kinh tế biến động liên tục. Nếu bình tĩnh để đánh giá tình hình hiện tại, bạn sẽ nhận ra khó khăn chính là cơ hội. Dưới đây, để nhìn ra bạn cần đánh giá 3 khía cạnh như sau.

Đánh giá lại việc học

Các bạn học sinh, sinh viên thay vì thất vọng khi những ấp ủ đi chậm hơn so với dự tính, bạn hãy chậm lại để đánh giá việc học của mình đã đi đúng hay chưa.

Bạn có đang chọn ngành học, môn học theo đúng sở trường, điểm mạnh, hay là bạn đang chọn theo số đông. Bạn có yêu thích, tò mò, khám phá một khía cạnh nào đó mới mẻ hay không, hay vẫn đang dậm chân tại chỗ.

Bạn có đang học để thoả mãn sự tò mò, trang bị bản lĩnh để sử dụng cho dự án trong tương lai, hay bạn đang học để đối phó với nhà trường, với thầy cô.

Đây là những điều cần được đánh giá lại.

Ngoài ra, phương thức học đã chuyển từ “offline” sang “online”, bạn có đang tận dụng để việc học trở nên hiệu quả hơn không hay vẫn chờ đến lớp để được nạp thông tin vào một cách bị động.

Học nhiều chưa chắc đã tốt. Học đúng, hiểu sâu, thực hành liên tục mới đúng
Học nhiều chưa chắc đã tốt. Học đúng, hiểu sâu, thực hành liên tục mới tốt

Đánh giá mục tiêu sự nghiệp

Đối với các bạn đã đi làm, khó khăn là cơ hội để bạn đánh giá lại mục tiêu sự nghiệp của mình là gì?

Có thể trước đây, khi mọi thứ đang ổn định thì mục tiêu đi làm của bạn là được tăng lương, thăng chức. Nhưng trong lúc khó khăn này, có khi mục tiêu quan trọng là chuyển dịch bản thân để tạo nên sự bứt phá.

Bạn có thể tạm hoãn những mục tiêu trong công việc như tăng lương, thăng chức, chuyển việc…Thay vào đó, ở tại vị trí hiện tại bạn nghĩ mình có thể đóng góp gì cho sự đổi mới của công ty.

Bạn có thể xông pha vào những vị trí tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cho doanh nghiệp với những ý tưởng mới nhằm mở rộng tệp khách hàng, tạo ra giá trị khác biệt và thúc đẩy tăng doanh số. Chỉ trong những khó khăn bạn mới có cơ hội chứng tỏ bản thân, tạo ra cột mốc cho sự nghiệp.

Bản thân anh cũng đã tạo ra dấu ấn riêng cho mình trong việc chạy bộ với một dự án cộng đồng. Bạn muốn biết thêm về dự án này thì bấm vào video xem nhé!

Đánh giá lại tài chính cá nhân

Trong thời buổi kinh tế khó khăn chính sách “thắt lưng buộc bụng” của ông bà mình ngày xưa dường như trở nên hiệu quả.

Đây là thời điểm tuyệt vời để bạn học cách chi tiêu khôn ngoan hơn. Bạn biết cách chi tiêu những món đồ cần thiết với giá trị sử dụng lâu dài thay vì phung phí vào những món giải trí vô bổ nhất thời.

Nếu hiện tại đang sống ở thành phố với mức chi phí cao, bạn có thể cân nhắc quay về quê sống cùng bố mẹ một thời gian. Để rồi bạn lên cho mình kế hoạch tài chính, cho những khoản đầu tư lâu dài hơn.

Hoặc nếu không thể về quê, bạn cũng có thể cân nhắc dọn đến ở chung với bạn, tiết kiệm xăng xe bằng cách đi xe buýt, nấu ăn tại nhà thay vì hàng quán. Với việc đánh giá lại tình hình tài chính thực tế, bạn sẽ biết mình phải làm gì.

Giới hạn chi tiêu cho bạn là bao nhiêu?
Giới hạn chi tiêu cho bạn là bao nhiêu?

Tóm lại với tư duy và 3 lời khuyên của anh cho chủ đề “thế hệ mất mát”, anh mong chúng ta dù có thể mất đi nhiều thứ, nhưng nhất quyết không được mất đi hy vọng sống, ước mơ, hoài bão.

Hãy bình luận cho anh biết cảm nhận của bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *