Ngay trong gia đình, trường lớp ngày hôm nay, sự ý thức về sức khỏe tâm lý vẫn khá lơ là.
Đương đầu đại dịch với những khủng hoảng về sức khỏe, kinh tế, công việc,… hơn lúc nào hết tầm quan trọng của sức khỏe tâm lý càng bị xem nhẹ!
“Ít ra mày vẫn còn…. vậy thì có gì mà than, mà buồn,…”
Vậy nên chúng ta sẽ càng đè nén cảm xúc của mình, để rồi phải đối mặt với stress và trầm cảm!
Sau đại dịch, rối loạn lo âu, stress trở nên trầm trọng
Khi con người đối diện với nhiều đả kích và mối nguy hiểm xung quanh là lúc chúng ta bắt đầu sợ hãi, lo lắng về vấn đề sống còn, kế sinh nhai, sức khỏe.
Chưa kể, ngôi nhà – nơi chúng ta trở về để tìm lại bình an, nghỉ ngơi giờ đây có thể trở thành nơi làm việc thứ 2 ngoài công ty vì những thay đổi về chính sách việc làm.
Khi đó, không gian được cho là bình yên nhất của mỗi người bị chiếm đoạt bởi công việc và trở nên ngột ngạt.
Đây chính là lý do mà rối loạn lo âu, stress, trầm cảm ngày càng phổ biến, trầm trọng vào giai đoạn trong – sau đại dịch Covid 19.
Còn quả đắng của nó chính là khi bạn giãi bày cảm xúc của mình với người thân/bạn bè lại nhận được sự phớt lờ, coi nhẹ của họ.
Bởi, còn nhiều thứ to tát hơn, nghiêm trọng hơn “tâm lý yếu đuối” của bạn lúc này!
Video dưới đây phản ánh rất rõ điều này:
Stress, trầm cảm bào mòn chúng ta như thế nào?
Tổn thương tâm lý, stress kéo dài tạo ra những hệ lụy ngày càng lớn bên trong mỗi người. Nó không thể hiện ra ngoài mà bào mòn tinh thần chúng ta dần tồi tệ hơn.
Chúng ta bắt đầu mất ngủ, mood swing (tâm trạng thất thường), dễ cáu giận, không còn tìm thấy niềm vui trong tất cả mọi việc. Nó vô vị, nó nhàm chán đến mức bế tắc!
Và rồi chúng ta có xu hướng cô lập bản thân, thậm chí tự làm tổn thương bản.
Nếu ngày hôm nay, các bạn nhìn thấy những chuyển biến này trong tâm lý của chính mình thì hãy theo dõi tiếp bài viết này. Anh sẽ đưa ra 8 tips tự chữa lành, hy vọng nó sẽ giúp được bạn.
Để bắt đầu, anh mong rằng các bạn có thể dũng cảm viết ra những thử thách tâm lý của mình dưới phần bình luận của bài viết này như cách để giảm bớt đi áp lực hiện tại.
8 tips xóa stress đơn giản thực hiện tại nhà
Đầu tiên anh muốn nhấn mạnh rằng, nếu ở thời điểm này những rối loạn, khó khăn về mặt tâm lý của các bạn ngày càng trở nên trầm trọng và mất kiểm soát thì bài viết này không thể giải quyết dứt điểm vấn đề mà anh khuyên các bạn nên tìm đến chuyên gia tham vấn trị liệu.
Trong trường hợp các dấu hiệu tổn thương tâm lý chưa quá cực đoan, thì 8 tips xóa stress tự chữa lành đơn giản này là dành cho bạn:
Anh có hướng dẫn chi tiết cách thực hành 8 tips này trong video phía trên, hãy theo dõi và note ra theo cách của mình nhé!
Cuối cùng, anh hy vọng bằng cách này hay cách khác các bạn có thể nuôi dưỡng trở lại sự bình an về mặt tâm lý, cảm xúc để tiếp tục hành trình của chính mình.
Còn lại, nếu bạn cần sự dẫn dắt cụ thể nào đó trên con đường xóa stress, hãy xem xét 3 chỉ dẫn của Học viện AYP dưới đây: