Flavors Vietnam 2023
13/01/2024

RED FLAG – Có cần thiết trong tình yêu?

Red Flag (cờ đỏ) là cụm từ dùng trong văn hoá đại chúng, chỉ những dấu hiệu cảnh báo về...
Đã sao chép
Đã lưu
Red Flag

Red Flag (cờ đỏ) là cụm từ dùng trong văn hoá đại chúng, chỉ những dấu hiệu cảnh báo về nguy hiểm hay mối nguy có thể xảy ra. Nó được dùng nhiều trong một mối quan hệ tình cảm, ẩn dụ về các tín hiệu cần đề phòng giữa các cặp đôi yêu nhau.

Trong bài viết này, cùng anh Trí liệt kê các dấu hiệu “red flag”, cũng như phân tích xem nó có thật sự cần thiết để xây dựng một mối quan hệ bền vững không nhé!

Các dấu hiệu Red Flag

Đây là những dấu hiệu xấu trong một mối quan hệ:

-Người ấy liên tục nói dối

-Thường xuyên chỉ trích, hạ thấp đối phương. Làm bẽ mặt bạn trước mặt mọi người

-Hành vi kiểm soát quá mức

-Có hành vi bạo lực thể chất và ngôn từ

-Nói xấu và xúc phạm người yêu cũ

-Thường xuyên ghen tuông và thiếu tin tưởng

-Có hành vi thao túng tâm lý: đánh vào nỗi sợ, thiếu thốn vật chất và tinh thần. Luôn làm người đối diện cảm thấy họ có lỗi

-Khiến bạn cảm thấy cảm xúc của bạn không quan trọng

-Luôn giữ bí mật của bản thân…

Mới đọc qua anh cảm thấy các dấu hiệu này có vẻ đúng. Nhưng nếu chỉ dựa vào những quan sát đơn điệu mà dán nhãn tình yêu, thì anh thấy chưa hợp lý.

Nó không khách quan và làm cho tình yêu chết ngay khi vừa chớm nở. Nó làm cho tình yêu có vẻ cứng nhắc, mang tính tiêu cực thay vì là sự trong sáng, sự thăng hoa.

Anh biết những dấu hiệu này là đúc kết từ nhiều trường hợp khác nhau để giúp bạn an toàn trong mối quan hệ. Nhưng nhìn sâu hơn nhé, chỉ nên tham khảo thôi đừng lệ thuộc.

Tại sao anh lại nói như vậy, cùng anh đi xuống phân tích bên dưới.

red flag
Các dấu hiệu red flag dễ nhận biết

Red Flag không dành cho những người tự chủ

Bản thân anh có ba cuộc tình. Mối tình đầu kéo dài 2 năm rưỡi, mối tình thứ hai khoảng 4 năm, và mối tình cuối cùng kéo dài 19 năm. Anh chưa bao giờ cần dùng đến Red Flag để quan sát, dè chừng, chấm điểm cho tình yêu.

Bản tính của anh rất tự chủ. Ngay từ nhỏ, những quyết định của anh là do bản thân tự cân nhắc, suy nghĩ và quyết định. Anh rất lì lợm chịu trách nhiệm đến cùng cho quyết định của mình.

Vì vậy, khi bước vào mối quan hệ với một ai đó thì nó xuất phát từ bản thân anh nhiều.

Cho nên, khi cuộc tình của anh có nhiều khó khăn, thử thách thì anh không đổ lỗi cho ai hết mà kiên nhẫn hơn để giải quyết vấn đề.

Cuộc tình đầu tiên của anh cãi vã nhiều lắm, nhưng rồi bọn anh cũng vượt qua. Cho nên, nếu mình là người tự chủ quyết định trong tình yêu, mình sẽ có trách nhiệm để duy trì với sự kiên trì, nhẫn nại hơn.

Khi cuộc tình kết thúc thì anh cũng không có quá nhiều nuối tiếc.

Nếu bạn lệ thuộc nhiều vào red flag, có lẽ khi bước vào tình yêu thường là do sự vun đắp của bạn bè, gia đình. Có thể nói là nương tựa vào quan điểm của người khác để ra quyết định. Như vậy, khi có bất kỳ tác động nào bạn sẽ dễ dàng lung lay, dễ từ bỏ tình yêu.

Red Flag
Có phải hầu hết mọi người đều cần đến Red Flag?

Red Flag làm đề phòng, ngờ vực tình yêu

Khi phụ thuộc vào Red Flag thì tâm trạng của bạn luôn đề phòng, lo lắng và thậm chí ngờ vực bản thân. Bạn sẽ hoang mang đến nỗi không còn tự tin trong tình yêu nữa.

Bạn sẽ tự hỏi mình có vấn đề gì không, hay người yêu của mình có vấn đề gì không. Tình yêu của bạn nhuốm màu lo lắng, sợ hãi. Nỗi sợ là cảm xúc giết chết tình yêu, nó đầy sự phập phồng lo sợ, tự ti.

Anh ví dụ nhé.

Bạn tự suy diễn lời chúc “Chúc ngủ ngon” mà không kèm theo “em yêu/anh yêu” là hời hợt. Bắt đầu bạn vẽ ra viễn cảnh đối phương lừa dối không còn yêu mình nữa. Đây gọi là trạng thái Self-fulfilling propecy (lời tiên tri tự ứng nghiệm).

Có nghĩa là bạn tin những điều mình suy diễn là sự thật, bộ não của bạn tự mặc định xoáy sâu vào những biểu hiện đó, đến nỗi tự bạn biến nó thành kết quả giống như vậy luôn.

Tình yêu là điều đáng lẽ phải làm cho bạn tự tin hơn, thăng hoa hơn, đẹp hơn, thì chính bạn làm cho nó móp méo, ngờ vực. Cách tiếp cận này không đúng với tình yêu lắm.

Cho nên góc nhìn về Red Flag nếu không được chia sẻ một cách khéo léo thì dễ làm bạn hoang mang.

Red Flag
Nếu luôn chấm điểm tình yêu bằng các dấu hiệu Red Flag, thì sẽ như thế nào?

Red Flag cản trở sự khách quan

Một vài dòng Red Flag bị cắt bỏ đi bối cảnh, câu chuyện không có quá khứ, hiện tại và tương lai. Một vài dòng kết luận mà không nói rõ nguyên nhân, chỉ nhìn vào hành vi sau đó khẳng định đây là dấu hiệu cần tránh xa.

Khi ấy, bạn cảm nhận về tình cảm thiếu sự khách quan, điềm tĩnh và từ tốn.

Anh ví dụ nhé.

Nếu thấy anh ấy cư xử cộc cằn với người phục vụ thì anh ấy là người có xu hướng gia trưởng, bạo lực và cộc cằn. Nhưng lỡ người phục vụ cư xử cộc cằn trước, hay quán ăn đó vi phạm nguyên tắc thì sao.

Anh ấy vô trách nhiệm, đến nhờ vả bạn mượn tiền. Nhưng lỡ trong trường hợp đó họ rất khó khăn, họ không còn cách nào khác phải nhờ đến bạn thì sao.

Nếu bạn nhìn thấy toàn cảnh sự việc, hiểu rõ nó bạn sẽ cảm thông cho đối phương rất nhiều. Khi ấy bạn mới có cơ hội nhìn lại hai người có thật sự hợp nhau không.

Trên đây là 3 lí do để anh nhìn Red Flag ở mặt khác so với nhận định ban đầu. Vậy chúng ta có nên từ bỏ các dấu hiệu Red Flag không?

Nên nghe theo, hay lên bỏ lơ các dấu hiệu này.

Bản thân anh có một cách gọi khác, đó là thay vì gọi là “red flag”, anh sẽ đổi thành “question flag”. Cụm từ này nghe thú vị đúng không nào.

Để rõ hơn, bạn xem chia sẻ của anh trong video nhé.

Sau cùng, bạn ngồi đếm lại xem tình yêu của bạn có bao nhiều red flag, bạn dự định sẽ làm gì với nó, nhắn cho anh biết nhá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *