Flavors Vietnam 2023
15/10/2023

Sự khác nhau giữa tranh cãi-phản biện, ba phải-cởi mở

Mọi người thường hay nhầm tưởng giữa tranh cãi với phản biện, ba phải với cởi mở. Để rồi mỗi...
Đã sao chép
Đã lưu
Hiểu đúng tranh cãi, phản biện

Mọi người thường hay nhầm tưởng giữa tranh cãi với phản biện, ba phải với cởi mở. Để rồi mỗi khi nhắc đến việc phản biện hay cởi mở, chúng ta sẽ có thái độ e dè.

Cùng anh đọc bài viết này để sáng tỏ sự khác biệt giữa những tư duy này nhé!

Tranh cãi với phản biện khác nhau điểm nào?

Bạn trẻ ở Việt Nam mặc dù đã biết đến tư duy phản biện nhưng đa số đều rất ngại ứng dụng, vì bạn cho rằng tư duy này đồng nghĩa với việc cố chấp, cãi chày cãi cối.

Có phải như vậy không? Hai định nghĩa này khác nhau ở mục đích, tinh thần khi giao tiếp với người đối diện.

Tranh cãi là việc mình chỉ ra, chứng minh người đối diện rằng họ sai với mục đích để gạt quan điểm người đó sang một bên không thèm lắng nghe.

Còn phản biện là mình chỉ ra, chứng minh những điểm mà người đối diện chưa đúng, nhằm mục đích bổ sung và đưa quan điểm người khác lên. Có nghĩa là mình sẽ nỗ lực để chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện trong giải pháp, trong góc nhìn, sau đó mình đưa thêm góc nhìn đúng vào.

Khi phản biện đúng thì sau cuộc đối thoại, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, không có cảm giác hậm hực, tổn thương. Quá trình phản biện mang lại sự hiểu mới mẻ, hiệu quả hơn cho cả hai bên.

Đối thoại trên tinh thần hợp tác sẽ mang lại kết quả tốt
Đối thoại trên tinh thần hợp tác sẽ mang lại kết quả tốt

Ba phải với cởi mở khác nhau điểm nào?

Ba phải là việc bạn tiếp nhận thông tin, kiến thức một cách trọn gói mà không có sự cân nhắc chọn lọc. Bạn bắt chước một cách rập khuôn, cứng nhắc mà không có sự điều chỉnh.

Còn người cởi mở là họ có cái nhìn sâu sắc. Khi tiếp nhận thông tin, kiến thức họ sẽ không gạt ngay ra ngoài mà họ giữ lại để suy ngẫm.

Họ sẽ tự đặt ra những câu hỏi đại loại “Điều này từ đâu ra, có gì khác/giống với mình không, điều nào giúp ích cho mình, điều nào hay ho đáng để mình áp dụng”.

Có nghĩa là họ đón nhận một cách cở mở nhưng có chọn lọc.

Bản thân anh – một người có tư duy cởi mở khi du học ở nước phát triển là Singapore, nhưng thời gian đầu tiên khi trở về Việt Nam mở trường, anh cũng mắc phải sai lầm trong việc rập khuôn, cứng nhắc trong việc giảng dạy.

Bạn bấm vào video để nghe câu chuyện của anh nhé!

Có hiểu đúng mới áp dụng đúng

Cho nên, trong rất nhiều bài chia sẻ của anh về một chủ đề nào đó, anh thường phân tích theo hướng đa chiều.

Anh quan niệm rằng nếu mình hiểu không đúng, thì mình áp dụng sẽ sai. Mà đã áp dụng sai thì coi như công sức luyện tập sẽ trở thành công cốc.

Giống như hai tư duy ở trên, nếu bạn hiểu chưa đúng thì bạn sẽ biến mình thành người tranh luận để phân định đúng sai, thay vì là người phản biện để cả hai cùng thắng.

Hoặc nếu bạn không dám nói lên quan điểm của mình, thì lâu dần bạn bị đóng khung trong những tư duy rất hạn chế.

Cho nên, đứng trước một trăn trở, thắc mắc của bản thân, bạn hãy chủ động đi tìm những góc nhìn đa chiều, để có cho mình câu trả lời phù hợp nhất nhé.

Có hiểu đúng thì mới áp dụng đúng
Có hiểu đúng thì mới áp dụng đúng

Hãy bình luận cho anh biết cảm xúc của bạn lúc này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *