Flavors Vietnam 2023
22/11/2023

Nghiện game hay nghiện đủ thứ

Bản chất của nghiện game điện tử bao gồm cơn nghiện và game. Cơn nghiện là trạng thái còn game...
Đã sao chép
Đã lưu
Nghiện game

Bản chất của nghiện game điện tử bao gồm cơn nghiện và game. Cơn nghiện là trạng thái còn game là đối tượng. Nếu một người có xu hướng nghiện ngập, thì họ có thể nghiện nhiều đối tượng: nghiện bài bạc, nghiện ma tuý, nghiện chất kích thích…

Khi hiểu được như vậy, cha mẹ sẽ không xem game điện tử là kẻ thù. Ngược lại các bạn trẻ cũng nhận thức được là mình đang chơi game hay nghiện game.

Việc không lên án hay lệ thuộc vào game điện tử sẽ làm cho cha mẹ, con cái hiểu đúng, để rồi từ đó tạo nên sự kết nối cởi mở hơn về bộ môn thể thao (Esport) này.

Anh Trí đây, cùng anh tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Góc nhìn về nghiện game điện tử giữa game thủ và phụ huynh
Góc nhìn về nghiện game điện tử giữa game thủ và phụ huynh

Nghiện game từ góc nhìn game thủ

Game điện tử là bộ môn thể thao đã được chính thức đưa vào nội dung thi đấu Olympic tại thế vận hội Tokyo 2022.

Đây được xem là bộ môn thể thao nhằm nâng cao tư duy, khả năng phản xạ và phối hợp đồng đội.

Nếu bạn nào chơi game rồi sẽ hiểu. Bộ môn này đòi hỏi người chơi phải tư duy, cân nhắc, phân tích chiến lược giống như cờ vua, cờ tướng. Để giành được chiến thắng thì người chơi cũng phải giao tiếp, phối hợp với đồng đội nhịp nhàng, chính xác không thua gì bóng rổ, bóng đá.

Khi giành được chiến thắng, phần thưởng cho các nhà vô địch không chỉ là huy chương vàng mà còn là tiền thưởng có giá trị lớn đến từ giải đấu.

Game điện tử ngày càng chuyên nghiệp, nó trở thành một bộ môn thể thao chính thống. Cho nên, bộ môn này đang mở ra một thế giới sáng tạo cả về mặt thẩm mỹ, âm nhạc, cốt truyện…rất thu hút.

Có thể xem nó như một loại hình nghệ thuật thứ 8 bên cạnh thơ, múa, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc…

Nghiện game là do bạn chưa hiểu rõ về game
Game điện tử đang là bộ môn thể thao đầy tính tư duy, kết hợp đồng đội

Nghiện game từ góc nhìn cha mẹ

Cha mẹ ghét con chơi game điện tử không phải là không có cơ sở. Bởi vì chìm đắm vào thế giới game mà các con quên hết việc ăn uống, học hành, thể thao, quan hệ xã hội…

Game điện tử được cha mẹ ví như một thế giới ảo, không có thực và nguy hiểm đối với con trẻ.

Đúng vậy, về mặt hình thức game điện tử được xem là một ngành công nghiệp giải trí, mà đã là giải trí thì phải có tính hấp dẫn, thu hút. Đó là lí do trò chơi sẽ được thiết kế với hình ảnh đầy màu sắc, âm thanh ấn tượng, nhân vật có cốt truyện hấp dẫn.

Đặc biệt, mỗi khi lên được cấp độ, bạn sẽ có phần thưởng.

Chính những điều này tạo ra Dopamine – chất dẫn truyền thần kinh nhằm mang lại sự hưng phấn, yêu thích. Nhưng xa hơn nữa có thể gây nghiện.

Thêm nữa, game điện tử mang lại một thế giới khác, là nơi lẩn tránh cuộc đời hiệu quả nếu người chơi đang có cuộc sống thực tại tồi tệ, bế tắc.

Đó có thể là giai đoạn chia tay người yêu, mông lung về cuộc sống, mất phương hướng trong việc học. Cho nên nếu việc kết nối với cuộc sống thực tế bị gãy đứt, thì game chính xác là mối nguy hiểm.

Nghiện game góc nhìn ba mẹ
Game điện tử rất nguy hiểm cần phải tránh xa

Nghiện game hay là nghiện đủ thứ

Khi hiểu được 2 góc nhìn khách quan về game điện tử giữa con cái và cha mẹ. Bạn có nhận ra, game chỉ là đối tượng để tạo ra hành động nghiện mà thôi.

Bởi nếu một người rơi vào xu hướng nghiện ngập, thì họ cũng sẽ dễ dàng nghiện cái khác: nghiện ăn, nghiện mua sắm, nghiện rượu bia, nghiện ma tuý…

Lúc này, cha mẹ nên đóng vai trò quan trọng để giúp đỡ, định hướng cho con mình. Việc có cho mình góc nhìn đa chiều từ cả hai phía, sẽ giúp cha mẹ tiếp cận vấn đề khéo léo hơn.

Thay vì chỉ trích, la mắng và cấm đoán con chơi game. Cha mẹ hãy tạo ra môi trường kết nối, chia sẻ, khám phá, trải nghiệm…để con được phát triển tâm lý một cách tự nhiên.

Cha mẹ có thể chơi cùng con, khuyến khích con chơi với mình. Hoặc cho con được mời bạn bè về cùng chơi. Đây là “cái cớ” để tạo kết nối với con. Khi ấy, con vừa được chơi game với tinh thần khám phá chứ không phải lệ thuộc cảm xúc. Con sẽ tự biết cách cân bằng giữa việc chơi game, chơi thể thao, việc học hành, việc kết nối xã hội.

Khi ấy game không quá đáng sợ như bạn vẫn nghĩ.

Kẻ thù của nghiện game là sự nghiện ngập, nếu bạn muốn hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này, trong video anh có để dẫn chứng cụ thể, bạn vào xem nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *