Flavors Vietnam 2023
25/04/2023

Muốn nghỉ việc vì chán nản, có nên không?

Tâm trạng muốn nghỉ việc khi chản nản không phải của riêng ai, mà hầu như ai cũng sẽ gặp....
Đã sao chép
Đã lưu
Muốn nghỉ việc phải làm sao?

Tâm trạng muốn nghỉ việc khi chản nản không phải của riêng ai, mà hầu như ai cũng sẽ gặp. Có người thì sẽ nghỉ ngay vì nền tảng tài chính cho phép, có người thì lại không dám vì còn phải gánh trách nhiệm phía sau, có người thì chưa vội để nghỉ vì cần thời gian chuẩn bị trước khi nhảy việc.

Có rất nhiều tình huống xảy ra nên lời khuyên của anh không phải là “nên” hay là “không nên”. Mà là đi phân tích xem mình đang trong tình huống nào, giải pháp đúng đắn nhất là gì.

Anh Trí đây, cùng anh đọc bài viết phân tích “Muốn nghỉ việc thì nên làm gì nhé?”.

Vấn đề và giải pháp cho từng tình huống khi muốn nghỉ việc
Vấn đề và giải pháp cho từng tình huống khi muốn nghỉ việc

Muốn nghỉ việc phải làm sao?

Anh có thể hiểu được cảm giác lúc này. Các bạn đang cảm thấy chán nản khi bước vào công ty. Các bạn cảm thấy mình như một nô lệ, không có tiếng nói, không có giá trị trong việc đang làm. Các bạn cảm thấy tương lai phía trước mù mịt.

Anh biết là các bạn ai cũng có quyền để buông bỏ ngay lúc này. Các bạn thừa khả năng để soạn email thông báo với sếp mình sẽ nghỉ ngay lập tức. Tuy nhiên, lời khuyên của anh không phải là khẳng định là “nên” hay “không nên” nghỉ việc, mà chậm lại một chút để làm trắc nghiệm nhỏ dưới đây.

Nếu các bạn đạt được 1 trong 3 điều thì các bạn nên nghỉ việc ngay.

-Gia đình các bạn có điều kiện hay không? Ba mẹ có sẵn sàng bảo bọc để chào đón các bạn trở về nhà hay không?

-Các bạn đã có cho mình khoản tích luỹ tài chính ổn định chưa? Đó là khoản có thể nuôi sống ở mức chi phí tối thiểu từ 6 – 12 tháng.

-Công việc đang làm có vi phạm pháp luật hay không? Đó là vi phạm các giá trị đạo đức, nguyên tắc sống của chính bạn.

Nếu không nằm trong bất kỳ tình huống nào ở trên thì mình cùng đọc tiếp bài chia sẻ để tìm ra lời giải nhé!

Đừng vội ra quyết định khi muốn nghỉ việc, chỉ cần chậm lại hít thở thật sâu để nhìn thấy vấn đề của mình rõ hơn
Đừng vội ra quyết định khi muốn nghỉ việc, chỉ cần chậm lại hít thở thật sâu để nhìn thấy vấn đề của mình rõ hơn

Tâm lý “muốn nghỉ việc” thực chất là như thế nào?

Tâm lý “muốn nghỉ việc” là cảm giác bạn đã quá chản nản với công ty, với mối quan hệ, với công việc đang làm. Đó là cảm giác ngụp lặn trong khung cảnh cũ, con người cũ và những rắc rối cũ mà không có giải pháp.

Cho nên nghỉ việc là cách duy nhất bạn nghĩ tới, đó là cảm giác buông hết những rắc rối đang có để được thoải mái. Vậy để tìm lại cảm giác thoải mái, anh nghĩ là bạn cần nghỉ phép thôi thay vì hiểu lầm là

Cho nên nghỉ việc là cách duy nhất bạn nghĩ tới, đó là cảm giác buông hết những rắc rối đang có để được thoải mái. Vậy để tìm lại cảm giác thoải mái, anh nghĩ là bạn cần nghỉ phép thôi thay vì hiểu lầm là mệt mỏi muốn nghỉ việc.

Vì hiểu lầm này, mà anh thấy đa số nhiều bạn trẻ với tinh thần YOLO đã quyết định nghỉ 2-3 tháng chỉ để đi du lịch, và rồi sau đó quay về kiếm việc sau. Đây là quan điểm theo anh không nên, bạn bấm vào video để hiểu thêm góc nhìn của anh.

Còn nếu bạn nào cẩn thận, bạn sẽ suy xét kĩ hơn để thấy rằng chỉ cần thoát ra không gian đó vài hôm là đầu óc của bạn được tỉnh táo. Làm như vậy bạn sẽ có đủ không gian để nhìn lại những gì mình đang trải qua một cách rõ ràng.

Dưới dây, anh gợi ý cho các bạn cách để đứng trên vấn đề và tìm ra giải pháp cho chính tình huống của mình.

Nên làm gì khi muốn nghỉ việc?

Ở phần này anh sẽ đưa ra giải pháp phù hợp với tình trạng của từng người. Những bạn trẻ muốn đi làm sẽ có cách giải quyết khác, những người đi làm lâu năm thì phải tư duy theo một cách khác để có quyết định đúng đắn hơn. Bạn xem nhé.

Dành cho các bạn mới đi làm

Đây là nhóm chán việc đầu tiên mà anh phải đề cập đến. Đây là những tấm chiếu mới trải nên các bạn còn mơ tưởng về sự nghiệp đi làm của mình sẽ toàn màu hồng. Các bạn mới đi làm thường hay mộng tưởng rằng môi trường làm việc phải hoàn hảo.

Trong môi trường đó sẽ có văn phòng đẹp như mơ, quy trình chuyên nghiệp, đồng nghiệp và sếp sẽ luôn thân thiện, tươi cười và giúp đỡ nhiệt tình. Nhưng đó là suy nghĩ không thực tế khi bạn tưởng tượng điều này qua những mẩu quảng cáo, phim ảnh…

Nhiều bạn ra trường với tấm bằng giỏi còn mơ mộng mình sẽ có tiếng nói trong công ty. Mới vào làm 1-2 tháng nhưng bạn muốn đề xuất với sếp thay đổi quy trình, thay đổi chiến lược. Cho đến khi ý kiến của bạn không được đón nhận, bạn hoàn toàn sụp đổ.

Theo anh, giai đoạn đầu mới đi làm các bạn nên kiên nhẫn nhiều hơn bằng cách hãy làm những gì sẵn có trước đã. Trong quá trình làm việc, hãy quan sát nhiều hơn để xem mảng nào của công ty đang còn thiếu nhân sự và cần bạn góp sức.

Điều kiện không thuận lợi, tiếng nói chưa mạnh không phải là vấn đề, mà nó chính là cơ hội để bạn đặt cho mình mục tiêu xa hơn. 5 năm nữa, 10 năm nữa bạn được bước chân lên vị trí trưởng phòng, giám đốc, lúc ấy bạn sẽ có cơ hội để thay đổi quy trình, thay đổi văn hoá công ty.

Nên đi theo quy tắc để rồi sau đó bạn được quyền ra quy tắc” – Jim Ron

Kiên nhẫn để học hỏi, nỗ lực để tạo ra giá trị trở thành nhân viên tiềm năng của công ty
Kiên nhẫn để học hỏi, nỗ lực để tạo ra giá trị trở thành nhân viên tiềm năng của công ty

Dành cho các bạn đã đi làm vài năm

Khi các bạn đã đi làm được vài năm vấn đề sẽ thay đổi. Lúc đó thay thế sẽ là mâu thuẫn con người, công việc và cả mức thu nhập. Vậy trong từng tình huống bạn nên làm gì?

Khó chịu khi gặp mâu thuẫn với đồng nghiệp, với sếp và khối lượng công việc quá tải. Mối quan hệ giữa con người và lượng công việc có liên quan mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa người với người càng tốt, bạn càng làm việc hiệu quả hơn. Để cân bằng được điều này bạn phải làm tốt cả hai.

Thứ nhất, bạn nên thay đổi góc nhìn khi công việc bị quá tải. Đó là một dấu hiệu cho thấy bạn có năng lực và được sếp tin tưởng để giao phó. Tuy nhiên, công việc quá tải cũng là một dấu hiệu cho thấy năng lực hiện tại của bạn chưa đáp ứng, cho nên bạn cần phải học hỏi thêm. Cho nên đừng hỏi công việc áp lực có nên nghỉ.

Thứ hai, khi đã có cho mình được góc nhìn tích cực, bạn bắt đầu quan sát để tạo ra sự kết nối trong công việc với mọi người. Với số lượng công việc hiện tại, bạn thấy mình giỏi ở điểm nào để có thể làm tốt; việc nào bạn không làm tốt mà đồng nghiệp khác là sở trường; việc nào là trọng tâm, cốt lõi để bạn có thể thoả thuận với sếp tập trung vào hạng mục đó.

Tất cả mọi thứ đều có thể sắp xếp nếu bạn biết cách cân bằng. Con người và công việc cần được phối hợp nhịp nhàng với nhau.

Thêm một khó khăn phổ biến nữa là làm bao nhiêu năm nhưng Thu nhập vẫn thấp. Bạn muốn nghỉ việc nhảy sang công ty khác để có mức lương cao hơn.

Thực chất, thu nhập đang nhận được của các bạn là “Số tiền mà công ty trả cho năng lực của bạn”. Nếu trong công ty các đồng nghiệp khác đang được trả số tiền cao hơn gấp 2, gấp 3 lần thì đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra giá trị ít hơn.

Nếu vậy, thay vì than thở thu nhập chưa xứng đáng hay khi nào nên nghỉ việc, bạn hãy nỗ lực để trở nên có nhiều giá trị hơn, trăn trở tạo ra khác biệt trong công việc đang được giao. Hãy làm tốt công việc hiện tại, đề xuất với sếp để mình được làm nhiều công việc khó hơn, thử thách hơn, nhưng mang lại giá trị nhiều hơn.

Giai đoạn đi làm vài năm mà chưa thăng tiến dễ dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh: con người, công việc, thu nhập
Giai đoạn đi làm vài năm mà chưa thăng tiến dễ dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh: con người, công việc, thu nhập

Dành cho các bạn có chuyên môn vững chắc

Phần này anh dành cho các bạn đã thành công trong lĩnh vực đang làm, Khi đó mọi thứ đều ổn từ chuyên môn, tài chính, gia đình…Các bạn đã làm trong lĩnh vực của mình nhiều năm, đã có vị trí nhất định nhưng nhận ra là mình đam mê một lĩnh vực khác.

Câu trả lời của anh cho tình huống này là dĩ nhiên các bạn sẽ dễ dàng để nghỉ việc hơn. Tuy nhiên, trước khi nghỉ các bạn cần trả lời 3 câu hỏi này trước:

-Các bạn đã biết chính xác sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề nào mình sẽ theo đuổi trong lĩnh vực mới chưa?

-Các bạn có tự tin mình đủ chuyên môn, kỹ năng để thành công trong lĩnh vực mới?

-Các bạn đã có đủ khoản tiết kiệm tương đương 6 tháng thu nhập của mình chưa? Khoản này phải tách biệt giữa tiền lo cho ba mẹ, lo cho gia đình con cái.

Nếu trả lời đủ được 3 câu hỏi này, xin chúc mừng các bạn sẽ thành công tiếp theo ở lĩnh vực mới. Để khi làm là thắng.

Chậm lại để nhìn sâu hơn tiềm năng cho lĩnh vực mới, để làm là thắng
Chậm lại để nhìn sâu hơn tiềm năng cho lĩnh vực mới, để làm là thắng

Cuối cùng, một lần nữa anh mong mỗi bạn sẽ cùng chậm lại, hít thật sâu mỗi khi tâm trạng muốn nghỉ việc dâng lên cao. Đọc xong bình luận bên dưới cho anh biết các bạn đang trong tình trạng nào, và giải pháp của mình là gì nhé!

2 thoughts on “Muốn nghỉ việc vì chán nản, có nên không?

  1. Dạ em đang ở trong tình trạng đi làm vài năm ạ
    Sau khi đọc xong bài viết của anh thì em thấy mình nên chậm lại vì 3 câu hỏi trên của anh em vẫn chưa đạt được ạ
    Và em thấy nhiều thứ mình vẫn chưa làm tốt ạ cho nên em phải cho mình thêm thời gian và cố gắng hơn để tìm ra giải pháp của mình ạ
    Em cũng có đi xin tư vấn rất nhiều người và đa số là câu trả lời là” hãy nhìn vào những người đi trước trong nghề xem họ như thế nào rồi mới quyết định”.Cho nên em phải có thêm thời gian để có đủ tài chính và có thêm thời gian cho mình để suy nghĩ ạ
    Cảm ơn anh vì có 1 bài viết rất giá trị đối với em và mong anh tạo ra nhiều giá trị hơn nữa để cho thế hệ sau và thế hệ gen z của em để cho đất nước của chúng ta bền vững hơn nữa ạ💪❤️😁

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *