Flavors Vietnam 2023
19/05/2023

Làn sóng sa thải thức tỉnh những người chọn ngành theo xu hướng

Công ty mẹ Facebook sa thải hơn 11.000 nhân viên Cơn lốc sa thải ở Amazon, Facebook, Twitter Đang ngủ...
Đã sao chép
Đã lưu
Chọn ngành và hiện tượng sa thải hàng loạt

Công ty mẹ Facebook sa thải hơn 11.000 nhân viên

Cơn lốc sa thải ở Amazon, Facebook, Twitter

Đang ngủ thì bị đuổi việc và câu chuyện của các cựu nhân viên Twitter

Đó là những tiêu đề nóng hổi về làn sóng sa thải – layoff đang phủ kín các mặt báo và trang mạng xã hội tính từ thời điểm cuối năm 2022 đến nay.

Vậy điều này có nghĩa là gì?

Và điều gì đang xảy ra?

Cùng anh Trí phân tích trong bài viết này nhé!

Đối mặt với làn sóng sa thải
Làm gì khi đối mặt với làn sóng sa thải

Nguyên nhân dẫn đến làn sóng sa thải

Khi bình tĩnh để nhìn lại hiện tượng này thì đây là hệ quả tất yếu của làn sóng tuyển dụng ồ ạt và tinh thần lạc quan thái quá sau đại dịch Covid.

Giai đoạn cách ly xã hội đã mở ra một cơ hội phát triển khủng khiếp cho những nền tảng thương mại điện tử, những công ty về công nghệ. Vì vậy khi cách ly chấm dứt, cuộc sống quay về quỹ đạo bình thường cũng là lúc hàng loạt doanh nghiệp chạy đua tuyển dụng một cách ồ ạt.

Sự kỳ vọng về một tương lai sáng không chỉ nằm ở các công ty công nghệ mà hàng loạt công ty ở những lĩnh vực khác cũng lao vào trào lưu chuyển đổi số. Đó là lý do khiến nhân lực ngành IT trở nên cực kỳ nóng.

Nhưng chỉ trong vòng 6 – 8 tháng sau chiến tranh Nga – Ukraina kèm theo những động thái về lãi suất của Cục dữ trữ liên bang Mỹ đã tạo nên bức tranh kinh tế cực kỳ u ám.

Và rồi chúng ta chứng kiến làn sóng sa thải hàng loạt do dư thừa nhân lực và doanh nghiệp muốn cắt giảm, tinh giản bộ máy để sống sót trước tình hình kinh tế xấu.

Nguyên nhân làn sóng sa thải
Làn sóng sa thải là hệ quả tất yếu khi doanh nghiệp đứng trước tình hình kinh tế xấu

Làn sóng sa thải và câu chuyện chọn ngành nghề theo xu hướng

Làn sóng sa thải đã dạy cho những người đi làm một bài học rất lớn và cũng gióng hồi chuông cảnh báo đến những bạn chọn ngành nghề theo xu hướng.

Chọn ngành theo xu hướng là tư duy mà chúng ta được khuyến khích bởi ba mẹ, anh chị em khi không có cho mình một chính kiến hay hướng đi độc lập.

Năm 2005 – 2006, một trong những ngành hot nhất Việt Nam ở thời điểm bấy giờ là Ngân hàng. Sinh viên ồ ạt học ngành này nhưng đến khi sắp tốt nghiệp họ phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng tài chính và ngân hàng là một trong những lĩnh vực bị sa thải nhiều nhất.

Gần nhất, năm 2018, ngành Bất động sản trở nên hot đến nỗi các trường mở thêm chuyên ngành để dạy riêng về bất động sản. Một lần nữa, giấc mơ làm một dự án ăn cả năm không hết lại ta vỡ khi năm 2022 toàn bộ ngành bất động sản rơi vào “kỷ băng hà”!

Vậy nên bài học cực kỳ cay đắng là chúng ta không thể đầu tư cho tương lai, cho sự nghiệp của mình bằng cách hùa theo đám đông và đặt cược tất cả vào một ngành đang hot vào thời điểm hiện tại.

Bạo phát là bạo tàn. Chiếc bong bóng căng nhất là dấu hiệu cho thấy nó sắp nổ. Còn lại, nếu cần xem hoặc nghe những dẫn chứng chi tiết hơn, bạn có thể tìm thấy trong video bên dưới:

3 lời khuyên trước làn sóng sa thải sau dịch Covid

Đối diện với cuộc chơi mới đầy thử thách trước làn sóng sa thải, anh Trí xin được đưa ra 3 lời khuyên dành cho 3 nhóm đối tượng khác nhau:

Nhóm 1: Bạn vẫn giữ được công việc

Nếu ngày hôm nay công ty bạn đã có những điều chỉnh và các bạn nằm trong nhóm những người được ở lại thì nguyên tắc là BÁM TRỤ CÔNG VIỆC.

Thời điểm này cực kỳ rủi ro nếu chúng ta nhảy việc. Kinh tế năm sắp tới sẽ rất khó khăn nên các bạn cần bám trụ, kề vai sát cánh cùng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khủng hoảng cũng là một cơ hội tuyệt vời để những cá nhân bản lĩnh được thể hiện năng lực, ý tưởng và bứt phá trong sự nghiệp mà không cần xếp hàng chờ xét thâm niên.

Bám trụ trước làn sóng sa thải
Nhóm 1: Bạn vẫn giữ được công việc

Nhóm 2: Nhân viên bị xáo trộn công việc, mất thu nhập

Nếu các bạn là nhân viên văn phòng, các bạn có tích lũy nhất định và đột nhiên bị giảm thu nhập hay thậm chí mất việc thì giai đoạn này cần HẾT SỨC BÌNH TĨNH.

Tuyệt đối không được ngờ vực, tự ti về bản thân bởi vì câu chuyện xảy ra là yếu tố khách quan, là tình hình chung của những biến động kinh tế toàn cầu.

Giai đoạn này muốn tìm việc là một điều khá khó vì một là nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp giảm, hai là nhân viên hiện tại của họ quyết bám trụ dẫn đến không có vị trí trống.

Thay vì hoảng loạn, chụp dựt bất cứ công việc nào đó để rồi mất phương hướng thêm 3 – 4 năm nữa thì hãy tận dụng thời gian nhìn nhận lại bản thân và tìm cho mình định hướng phát triển phù hợp.

Đến đây các bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp Sinh trắc vân tay như là một cách hữu hiệu để tìm ra tố chất và định hướng sự nghiệp tương lai. Dù làm gì, chúng ta cũng cần hiểu rõ chính mình trước khi quyết định bước tiếp những bước đi quan trọng trong đời các bạn nhé!

Bình tĩnh trước làn sóng sa thải
Nhóm 2: Nhân viên bị xáo trộn công việc, mất thu nhập

Nhóm 3: Lao động phổ thông

Anh biết giai đoạn này rất khó khăn với các bạn nên lời khuyên chân thành của anh là nếu mất việc dài hạn thì hãy xem xét VỀ QUÊ để cắt giảm chi phí sinh hoạt và có thêm sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ phía người thân.

Sự thật là bạn bám trụ càng lâu mà chưa có kế hoạch hay một điều gì đó đảm bảo thì càng âm vốn vì mọi thứ trên thành phố đều rất đắt đỏ. Đó là chưa kể tệ nạn xã hội đang dần leo thang sau cú sốc kinh tế.

Vậy nên việc về quê để tìm hướng đi khác hoặc chờ đợi tình hình khởi sắc hơn là một quyết định an toàn ở thời điểm này.

Về quê trước làn sóng sa thải
Nhóm 3: Lao động phổ thông

Và biết đâu sau khi khép lại làn sóng sa thải, chúng ta lại có cơ hội kết nối sâu sắc hơn với bản thân hay nhìn thấy những cánh cửa tiềm năng khác. Để rồi khi kinh tế chuyển sang giai đoạn thăng hoa thì ta lại tiếp tục ấp ủ, thực hiện những mục tiêu lớn hơn.

Cuối cùng, anh rất muốn lắng nghe những chia sẻ của các bạn về làn sóng sa thải cũng như tình hình kinh tế hiện tại. Hãy bình luận bên dưới bài viết cho anh biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *