Flavors Vietnam 2023
10/01/2024

“Phải giỏi hơn” niềm hy vọng của bố mẹ hay áp lực cho con cái?

Cha mẹ thương con, nuôi con khôn lớn thì kỳ vọng vào thế hệ tiếp nối không có gì là...
Đã sao chép
Đã lưu
Kỳ vọng

Cha mẹ thương con, nuôi con khôn lớn thì kỳ vọng vào thế hệ tiếp nối không có gì là sai. Nó chỉ không đúng khi kỳ vọng khiến đứa con cảm thấy áp lực và ngột ngạt.

Một ý nghĩ, câu nói và hành động của cha mẹ mang tính áp đặt một cách vô thức lên tâm hồn những đứa trẻ, khi con còn nhỏ. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến tính cách nhiều năm sau khi đã trưởng thành.

Đứa trẻ trưởng thành ấy sau này sẽ luôn cho rằng mình chưa đủ giỏi, mình phải nỗ lực hơn nữa để làm vui lòng cha mẹ.

Trong bài viết, anh muốn tặng cho những bạn trẻ đã trưởng thành, những bạn đang là cha là mẹ bài học về sự kỳ vọng. Để chúng ta thương cha mẹ nhiều hơn, và hiểu những đứa con của mình hơn.

Nào cùng anh đi vào bài viết nhé!

Kỳ vọng lớn hơn năng lực

Kỳ vọng là một niềm hy vọng tốt đẹp vào thế hệ tiếp nối, nó không sai. Bởi lẽ sống là phải có khát khao cho những gì đẹp đẽ, sự trưởng thành, thay đổi và phát triển.

Nhưng kỳ vọng sẽ tạo ra áp lực khủng khiếp nếu cha mẹ đặt niềm tin quá cao so với năng lực, hay quá khác so mới mong muốn chân thật của con.

Nó tạo ra sự áp lực, sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi với những đứa con.

Những đứa con thương cha mẹ của mình, nó hiểu cha mẹ mong muốn điều đó nên luôn cố gắng, nỗ lực để đạt được thành tựu. Nhưng những gì nó phấn đấu luôn không đủ, nó luôn cảm thấy phải hơn nữa, những gì đạt được là còn quá ít.

Bởi lẽ những điều ấy không xuất phát từ mong muốn, năng lực đúng, nên con trẻ luôn cảm thấy bất hạnh.

Thời gian kéo dài, bất hạnh lớn hơn để đến một ngày những đứa trẻ phản ứng ngược lại là căm giận và oán trách những kỳ vọng của cha mẹ.

Kỳ vọng
Kỳ vọng của cha mẹ dành cho con có sai không?

Kỳ vọng vì sợ con khổ hơn mình

Một thời gian dài trước đó anh đã từng nghĩ “Sao bố mẹ không sống cuộc đời của họ, mà lại dán nhãn nhiều kỳ vọng lên con trẻ để làm họ vui? Sao họ không tự tìm niềm vui cho mình đi?”.

Anh thương dán nhãn những kiểu như vậy là cha mẹ thất bại.

Nhưng sau đó, khi được tiếp xúc với rất nhiều anh chị, nhiều bạn trẻ đang là cha là mẹ. Rồi đến một ngày anh được làm ba của hai đứa trẻ. Anh mới hiểu rõ sự kỳ vọng này xuất phát từ đâu.

Không phải là họ thất bại rồi áp đặt ước mơ lên con họ đầu. Mà là cha mẹ sợ con cái sẽ khổ giống mình.

Họ thường hay lấy ví dụ “con nhà người ta” như một cách nhắn nhủ với con “sống như một hình mẫu tốt đẹp thì con sẽ không khổ như cha mẹ.

Một ông bố sẽ không dám nói thẳng là tại mình thất học nên ra đường bị người đời khinh khi. Một bà mẹ không dám nói với đứa con gái là bà đã đau khổ như thế nào khi làm vợ, làm dâu. Nên họ cố bảo vệ bạn bằng những nguyên tắc chỉ mong bạn sẽ có cuộc sống sung sướng hơn họ.

Đó là tình thương mà những ông bố bà mẹ dành cho con mình nhưng khó diễn đạt thành lời.

Kỳ vọng
Kỳ vọng của cha mẹ là mong muốn con có cuộc sống sướng hơn mình

Kỳ vọng vì họ không hiểu con mình

Những ngày con bé, những đứa trẻ sẽ quấn quýt, kể cho cha mẹ nghe đủ thứ. Những đến một thời điểm nào đó, đứa trẻ trưởng thành, im bặt và ngắt kết nối với cha mẹ.

Chúng không cập nhật niềm vui, ước mơ, kế hoạch cho cha mje nữa. Con trẻ ngắt kết nối hoàn toàn, mọi thông tin đều được giữ bí mật, chỉ có bạn bè mới biết được chúng nghĩ gì.

Con trai đầu của anh đến tuổi teen, nó dựng lên bức tường với vợ chồng anh. Thời gian đầu, hai vợ chồng anh lo lắng vì không hiểu việc gì đang diễn ra cho sự thay đổi đột ngột này.

Sau đó, anh hiểu hiện tượng này là sự thay đổi tự nhiên trong chu kỳ phát triển của con, và anh tôn trọng điều đó.

Nhưng nếu bạn là con, đã qua tuổi dậy thì, đã trưởng thành thì bạn hãy chia sẻ với cha mẹ của mình nhé. Họ cần được hiểu bạn đang như thế nào thì kỳ vọng vào bạn sẽ phù hợp hơn.

Ngoài việc chia sẻ những niềm vui, anh nghĩ bạn cũng hãy mở lòng chia sẻ những khó khăn của mình nữa. Nếu bạn đang gặp khó khăn mà lúc nào cũng phải đóng vai một người “tôi ổn”, thì cha mẹ cũng sẽ không hiểu được bạn.

Vậy con cái có nên chống lại sự kỳ vọng từ bố mẹ? Còn bố mẹ có nên từ bỏ niềm hy vọng vào con cái? Anh nghĩ không nên làm gì cả. Thay vào đó hãy cho mình cách hành xử phù hợp để dung hoà.

Trong video này anh có chia sẻ 4 cách để làm điều đó. Bạn bấm vào xem nhé!

Sau khi hiểu điều này, bạn hãy hiểu chính bạn, hiểu cha mẹ, hiểu con cái mình nhiều hơn nhé!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *