Xin chào các bạn, anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo Ồ Ruây đến từ học viện Awaken Your Power. Hôm nay anh muốn chia sẻ với các bạn chủ đề “kỹ năng giao tiếp hiệu quả” khi bạn không hề có ý tưởng gì trong đầu.
Đây là “tuyệt chiêu” mà anh sử dụng từ thời sinh viên đến tận bây giờ. Chính nó đã giải cứu và cho anh thời sinh viên rực rỡ ở năm 2, năm 3 đại học, khi mà anh thường xuyên bị rơi vào tình huống “phải nói khi không biết nói gì”, đặc biệt trong giao tiếp Tiếng Anh.
Các bạn có tò mò tuyệt chiêu này là gì không? Nếu có hãy Say Yes, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Vai trò của kỹ năng giao tiếp?
Anh hay dùng từ Well và Alright từ thời ở Đại Học Quốc Gia Singapore (NUS) cho đến tận bây giờ. Hai từ này là cứu cánh để anh không bị nhấn chìm trong làm việc đội nhóm. Ở tất cả các môn học, việc thảo luận nhóm là cực kỳ quan trọng. Các bạn phải nói, phải giành giật nhau cơ hội để trình bày những quan điểm của mình, để thuyết phục mọi người lắng nghe và làm theo ý của mình.
Nếu các bạn không có kỹ năng giao tiếp thì các bạn sẽ ngồi im lặng và người khác sẽ tiếp tục nói, đến một lúc bạn bè sẽ nhận ra là họ không muốn làm việc nhóm với các bạn nữa. Rồi bạn sẽ trở thành một ô sin siêu to khổng lồ, phải làm những việc vụn vặt. Thuyết trình sẽ không bao giờ đến tay mình, quyết định quan trọng, những ý kiến của mình sẽ không được thể hiện và lắng nghe.
Và đó sẽ là một bi kịch cho thời sinh viên của các bạn, và năm anh 19 tuổi – năm nhất Đại Học, anh đã trở thành ô sin chuyên bị sai vặt. Cho nên hai từ Well, Alright là cách giao tiếp đã giúp anh lấy lại ưu thế khi làm việc trong đội nhóm, trước những buổi thuyết trình, nó đã cứu cuộc đời sinh viên thảm hại của anh.
Tuyệt chiêu giao tiếp khi không biết nói gì!!!
Phải hết năm nhất đại học, sang năm hai thì nhận thức mình phải học cách giao tiếp. Như vậy anh mới có thể lật ngược tình thế trong tất cả các hoạt động đội nhóm, các câu lạc bộ trong trường đại học.
Thú vị nhất, kỹ năng giao tiếp anh học không phải là về Tiếng Anh, mà là kỹ năng về Public Speaking – khả năng thuyết trình trước công chúng.
Kỹ năng đó gọi là Thinking Out Loud và Using Pause Filler. Dịch ra Tiếng Việt đó là kỹ thuật “Nói ra suy nghĩ của mình và sử dụng pause filler để dẫn dắt suy nghĩ”. Nguyên tắc cơ bản nhất của kỹ năng này đó là “Khi các bạn không có gì để nói, các bạn vẫn phải nói!!!”.
Đây là một kỹ thuật đặc biệt phát huy tác dụng trong Debate (phản biện) và Group Discussion (thảo luận nhóm). Đó là tình huống mà bạn phải đưa ra quan điểm mà bạn hoàn toàn không có thời gian chuẩn bị trước. Mặc dù không được chuẩn bị trước nhưng các bạn vẫn phải trình bày một cách rất tự tin, rất thuyết phục, rất sắc bén.
Về mặt nguyên tắc, nếu người ta đưa ra một luận điểm, bạn phải đớp vô và nói liền, và không được phép im lặng. Vì nếu các bạn im lặng thì người khác sẽ nói, các bạn tiếp tục im lặng thì người khác sẽ tiếp tục nói và bạn mất quyền nói.
Kỹ thuật giao tiếp Thinking Out Loud
Thầy của anh đã dạy kỹ thuật này rất thú vị như sau:
-Ông nói:
“When you don’t have anything to say, say anything” (Khi bạn không có gì để nói, hãy nói bất cứ thứ gì)
-Anh trả lời:
“What do you mean “say anything”?” (Nói bất cứ thứ gì là sao?)
“I don’t have anything to say (Tui chẳng có thứ gì để nói cả)
-Thầy anh trả lời:
“What have you just said?” (Bạn vừa nói gì đấy?)
-Anh nói:
“I said, Are you crazy? I don’t understand what you mean, come on. If I don’t have anything to say. How do you expect me to say anything? That is crazy. That is nonsense!” (Tôi nói, ông có điên không. Thôi nào, tôi không hiểu ý ông. Nếu tôi chẳng có gì để nói. Sao ông có thể mong đợi tôi nói BẤT CỨ THỨ GÌ. Điều đó thật điên rồ, thật vô lý!)
-Và thầy anh nói:
“Good job. Thank you for speaking up your mind. You just expressed yourself with emotion and very confident” (Cám ơn bạn đã nói ra suy nghĩ của mình. Bạn vừa mới bộc lộ chính con người mình đấy với cảm xúc và rất tự tin!)
Cool! That is THINKING OUT LOUD (Nói ra suy nghĩ của mình trong khi bạn tìm ra suy nghĩ để nói).
Ứng dụng kỹ thuật Thingking Out Loud trong giao tiếp
Nguyên tắc của phương pháp này là khi các bạn chưa biết nói gì hết, thì các bạn đơn thuần cũng có thể nói ra việc mình chưa biết. Trong lúc nói, nó kích thích bạn suy nghĩ, bạn có thể câu thêm thời gian để phát triển thêm những ý tưởng cho phần trình bày của mình. Đây là cốt lõi của phương pháp Thinking Out Loud.
Anh ví dụ mình ở trong tình huống là ai đó vừa mới đưa quan điểm và yêu cầu anh đề xuất giải pháp, thì anh sẽ chém như sau:
“Well I think you just made a very, very interested point. And to be honest, I believe that many of us would agree with your approach to our problem. Because it would definitely save us lot of money in term of investment into technology and equipment. That’s fanstatic.
However, I believe a few of us would disagree with your approach because simply of you know the delay implementation. Because I think everybody would agree that we gonna be fast. The opportunity wouldn’t wait for us. Right…”
Đầu tiên anh chưa có gì để nói hết, nên anh phân tích quan điểm của người khác. Khi phân tích thì sẽ có người đồng ý, có người không đồng ý với bạn. Trong lúc phân tích anh có thời gian để suy nghĩ, để nhìn thấy vấn đề ở hai chiều, nhờ đó anh hiểu sâu sắc hơn, nhờ đó có khi anh nảy ra được ý tưởng sâu hơn…
Nếu các bạn có tò mò là anh đã dẫn dắt như thế nào khi nói một hồi anh vẫn chưa có ý tưởng, thì Ok kéo đến cuối bài và xem video đầy đủ hơn nhé!
Kỹ thuật giao tiếp dùng Pause Filler
Chiến lược Thinking Out Loud sẽ không triển khai được nếu thiếu Pause Filler. Pause Filler là những cụm từ mà anh nhét vào chỗ trống giữa các ý để đảm bảo phần nói của mình được trôi chảy và liền mạch, nó giúp tạo nên điểm nhấn cho bài nói của mình.
Mặc dù là những Pause Filler không đưa thêm ý nghĩa vào trong nội dung nhưng nó giúp kết nối để phần trình bày trôi chảy và mạch lạc.
Well, To be honest, To be realistic, Frankly speaking, Alright, For sure, Ya know, I think you would agree, Right, Ok, C’mon. Đây gọi là Pause Filler.
Ví dụ nếu như một người đưa ra quan điểm và các bạn đồng ý với họ, các bạn sẽ nói là “I think You’re right”. Nhưng nếu các bạn dùng Pause Filler, các bạn có thể nói là:
”Well, I think You’re right”
“To be honest, I think You’re right”
Và các bạn có để ý thấy không, nếu mình dùng Pause Filler thì phản hồi của mình sẽ đằm thắm hơn và nó sẽ “cool” hơn so với việc mình nói thẳng ra là “I think You’re right”.
Trong Tiếng Việt thì sẽ có các từ tương tự:
“Thẳng thắn đi” – “To be honest, let’s be frank”
“Ý là” – “In my opinion”
“Chân thành mà nói” – “to be honest”
…
Anh đã rất cởi mở để chia sẻ với các bạn kỹ thuật Thinking Out Loud và Pause Filler. Cho nên anh có 3 nhiệm vụ dành cho bạn:
Đừng dừng lại ở việc “Ôi mình sẽ giao tiếp giỏi vì mình biết cách rồi”, mà hãy hành động quyết liệt lên bằng cách thực hành, trải nghiệm liên tục. Lôi bạn bè, đồng nghiệp, gia đình ra ra thực hành luôn, nói như một thói quen như vậy mới không uổng công anh chia sẻ. Được chứ!
Nhiệm vụ thứ 2 nè, đọc xong rồi thì xem video nữa nhé vì có những ví dụ nếu nghe, nhìn sẽ thấy rõ hơn.
Nhiệm vụ thứ 3 nè, đọc xong mà không comment chia sẻ mình nhận được giá trị nào bên dưới thì anh buồn luôn nha, nên ngay bây giờ cho anh biết thông điệp nào còn đọng lại trong bạn lúc này!
Hãy mở lòng ra chia sẻ nhé!
Hay lắm ạ
Hmp, vẫn khó nhai phết, đặc biệt là nv thứ 1( nghĩ về nv thứ 1 thôi đã đủ sợ r chưa nói đến việc thực hành, em vẫn là 1 ngồi cực kì ám ảnh về vấn đề ko bt nói j này, đặc biệt là nói chuyện bình thường vs người mình thích)
Em không biết viết gì cho anh
May mắn khi thấy blog này của anh