“Con thà thất bại trong ước mơ của con, còn hơn là thành công trong ước mơ của mẹ!”
Đây là một câu nói rất viral trong bộ phim Nhà Bà Nữ, dĩ nhiên bài viết này không phải để review phim mà thông qua nó anh muốn chia sẻ 2 điều:
Thứ nhất: cuộc chiến của những bạn trẻ theo đuổi quyền tự do được thể hiện và khẳng định bản thân.
Thứ hai: sự lo lắng của cha mẹ về giới hạn của sự tự do, rủi ro, mất mát cho con cái.
Vậy nên, ngay tại đây, chúng ta sẽ bắt đầu bàn luận về một chủ đề liên quan đến gia đình mang tên GIỚI HẠN SỰ TƯ DO CỦA CON CÁI & DẠY CON TƯ DUY ĐỘC LẬP.
Muốn tự do con cái cần có tư duy độc lập
Các bạn trẻ ngày nay có niềm khát khao mãnh liệt với việc tự do theo đuổi ước mơ của mình. Điều này hoàn toàn đúng vì sự tự do đó sẽ mang lại cho mình hạnh phúc chân thật.
Tuy nhiên, chúng ta không thể đơn thuần đạt được tự do bằng cách đòi hỏi mà sự tự do phải được xây dựng trên nền tảng của sự độc lập.
Chúng ta có quyền tự do được vấp ngã và thất bại trong chính cuộc đời mình. Nhưng vấp ngã thì phải tự đứng lên chứ không được liên lụy người khác, đó mới là độc lập.
Ngược lại, nếu sự tự do của chúng ta liên lụy, ức chế bình an, tự do của người khác thì nó bất bình đẳng. Và khi đó, đừng ngạc nhiên khi sự tự do của bạn bị tước đoạt!
Vậy nên bài học đầu tiên dành cho các bạn trẻ về cái giá của sự tự do đó là Ý CHÍ và BẢN LĨNH ĐỘC LẬP. Phải độc lập thì mới được tự do. Có tự do mới mở ra hạnh phúc chân thật.
3 cấp độ phát triển tư duy độc lập ở trẻ
Con cái trước sau cũng phải sống cuộc đời của riêng các bạn. Nên thay vì lo lắng, ràng buộc sự tự do của con trẻ thì bố mẹ cần tập trung quan sát và nuôi dưỡng ý chí, bản lĩnh độc lập cho con.
Có 3 cấp độ phát triển sự độc lập ở trẻ được mô tả trong hình sau:
Nếu ngay từ đầu, bố mẹ luôn áp đặt suy nghĩ của mình lên con mà không lắng nghe mong muốn của con. Hoặc ngày ngày bảo bọc con quá đà thì có lẽ bố mẹ đã vô tình tước đoạt cơ hội phát triển tư duy độc lập của con mình.
Mà hậu quả chính là con cái trở nên lệ thuộc và dựa dẫm!
Suy nghĩ đúng để dạy con trẻ về tư duy độc lập
Những đứa trẻ biết nhiều hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Chỉ là chúng ta chưa cho bọn trẻ cơ hội bày tỏ quan điểm, suy nghĩ độc lập của riêng chúng mà thôi.
Theo nghiên cứu về quá trình nhận thức của trẻ thì từ 3 tuổi trẻ đã bắt đầu xác định được chúng thích – nghét, muốn – không muốn điều gì.
Giai đoạn từ 6-11 tuổi, bên cạnh hiểu và hành động theo những kiến thức tiếp thu được, trẻ sẽ bắt đầu nhận ra tính cách, điểm mạnh về năng lực và sở thích của mình.
Từ 11-16 tuổi trẻ sẽ từng bước hoàn thiện năng lực giao tiếp xã hội, nắm bắt được cảm xúc, suy nghĩ của người khác.
Vậy nên nếu cứ giữ suy nghĩ “Con nít thì biết cái gì!” để rồi nghiễm nhiên áp đặt mọi thứ lên con thì đừng hỏi vì sao năm 18 tuổi con mình không trả lời được câu hỏi “Mình thích gì, mình nên chọn ngành nghề gì, tương lai mình sẽ làm cái gì?”
Thấu hiểu con để giúp con phát triển tư duy độc lập
Một khi lớn lên trong sự lệ thuộc, đến tận năm 20 – 25 tuổi những bạn trẻ bước vào đời vẫn đầy rẫy sự hoài nghi, vẫn không biết mình thật sự thích cái gì, muốn cái gì.
Đó là thực trạng đáng buồn của rất nhiều người trẻ hiện nay!
Vậy là phụ huynh, cha mẹ cần làm gì để giúp con phát triển tư duy độc lập, để những đứa trẻ tự đứng vững trong cuộc đời của chúng kể cả khi không có cha mẹ bên cạnh?
Bài học rút ra ở đây là các bậc phụ huynh cần HỎI, LẮNG NGHE và TÔN TRỌNG suy nghĩ, quan điểm của con từ khi chúng 3, 4 tuổi để thực sự thấu hiểu con.
Và nếu ngay lúc này, bất cứ vị phụ huynh nào thấy rằng con mình vẫn đang loay hoay, mơ hồ với bản thân thì lời khuyên của anh Trí là các bạn hãy chủ động tìm hiểu về giải pháp tư vấn đa thông minh và định hướng về nghề nghiệp dựa trên Sinh trắc vân tay.
Việc tư vấn này không những giúp cho trẻ hiểu mình mà còn giúp cho cha mẹ hiểu hơn về điểm mạnh, điểm yếu cũng như tính cách của con để tìm thấy tiếng nói chung trong giao tiếp.
Anh để thông tin tư vấn TẠI ĐÂY, hãy thực sự sẵn sàng và cởi mở trước khi nhấn vào tìm hiểu thêm bạn nhé!
Làm sao để giúp trẻ nuôi dưỡng tư duy độc lập?
Đây là nghệ thuật setup những thử thách để con mình vượt qua và chinh phục thứ mà nó muốn.
Để hiểu được tường tận cách thức nuôi dưỡng sự độc lập của trẻ thông qua thử thách, anh muốn các bạn xem kỹ video dưới, sau đó quay lại bình luận phía cuối bài viết chia sẻ cho anh biết bạn đã từng dùng bao nhiêu “phần trăm công lực” và phản ứng của con bạn ra sao nhé:
Tư duy độc lập của con phải kèm theo tinh thần chịu trách nhiệm
Hãy dạy con TINH THẦN TRÁCH NHIỆM với những vấp ngã, sai sót của mình thay vì đổ lỗi cho người khác.
Một trong những tai hại rất lớn của phụ huynh đó là dỗ con bất chấp khi chúng khóc, khi chúng chịu thiệt, khi chúng bị thương và… đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ sự vật, sự việc nào khác.
Điều này đã vô tình dạy cho con biết cách đổ lỗi, quen với việc phải đổ lỗi vì chúng luôn nghĩ mình là nạn nhân!
Vậy nên, khi trẻ vấp ngã phụ huynh cần từ tốn quan sát cách con xoay sở, tự xử lý những vấn đề của riêng mình trước khi manh động.
Nếu trẻ không tự giải quyết được, lúc này cha mẹ mới ra tay giúp đỡ và cho con cơ hội trả 1 phần cái giá của sự giúp đỡ ấy để trẻ không bị ỷ lại.
Cuối cùng, anh mong rằng những chia sẻ về tư duy độc lập trong bài viết này phần nào sẽ giúp cho các vị phụ huynh có những góc nhìn mới để nuôi dạy con hiệu quả hơn.
Để rồi con các bạn sẽ không phải thốt ra câu nói đầu tiên của bài viết, kịch bản trong gia đình các bạn sẽ được viết lại một cách tươi sáng và ấm áp hơn bộ phim Nhà Bà Nữ.