Anh Trí đây.
Chấp nhận bản thân là bước đầu tiên để học cách thương mình. Chấp nhận là quay vào bên trong để nhìn thấy những vết thương vẫn đang hiện hữu. Nhìn thấy nó nhưng không phán xét hay chỉ trích mà ôm ấp, chữa lành để vết thương ấy được lành lặn trở lại.
Đó chính là hành động yêu thương bản thân đúng nghĩa.
Nhưng hành trình chấp nhận chính mình không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi mỗi người phải dũng cảm, kiên trì và thành thật với chính mình. Để rồi từng bước, từng bước khiến mình mạnh mẽ hơn.
Chấp nhận bản thân cần sự dũng cảm
Vết thương lòng giống như bạn đang có một cây gai mọc bên trong mà không tài nào gỡ được. Bạn cứ tưởng mọi việc đã qua đi nhưng đến đúng thời điểm, cây gai đó làm bạn đau đớn trở lại.
Để tháo gỡ không còn cách nào khác là bạn phải dũng cảm đi vào bên trong để đối diện, tháo gỡ và chữa lành những vết thương. Vết thương có khi là mất mát, vấp ngã hay nỗi đau của chính mình.
Nói ra thì dễ nhưng để làm được thì không hề đơn giản.
Khó khăn là như vậy nhưng bạn phải quyết tâm chữa lành nó. Bởi vì nó đã ở bên trong bạn nhiều năm, nếu không tháo gỡ thì nó sẽ âm ỉ, sẽ thui chột đi những hoài bão, ước mơ trong tương lai.
Rồi bạn cứ mãi chìm ngập trong quá khứ không lối thoát.
Chấp nhận bản thân cần sự kiên trì
Bước đầu tiên của việc chấp nhận bản thân nếu chỉ có sự dũng cảm thì cũng không thể thành công. Bạn cần phải kiên trì để từng chút, từng chút một nhận diện, ôm ấp và chữa lành vết thương.
Vết thương trong quá khứ khi được chạm vào, một lần nữa nó sẽ làm bạn đau. Nhưng bạn biết mình cần phải nhìn nó mỗi ngày để làm quen với nó.
Mỗi lần đau, bạn lại nhen nhóm ý tưởng dập tắt, nhưng không được bạn vẫn phải đối diện. Mỗi khi ôm ấp, bạn lại bắt đầu chỉ trích mình vì sai lầm trong quá khứ, nhưng không được bạn phải học cách yêu thương.
Dũng cảm chấp nhận như là một cánh cửa để bạn bước vào bên trong, còn sự kiên trì là yếu tố để bạn ở lại thật lâu với chính bản thân mình.
Chấp nhận bản thân cần sự thành thật
Khi bạn bước được vào tâm hồn bên trong của mình, hãy thành thật với chính mình, đừng tự lừa dối bản thân dù là nhỏ nhất.
Rèn được đức tính thành thật đã khó, có được sự thành thật với chính mình còn khó hơn rất nhiều.
Bởi sẽ rất đáng sợ nếu ngay cả bạn cũng chơi trò nói dối với chính mình. Bạn không nói thật thì chính bạn cũng không thể tháo gỡ, ba mẹ, bạn bè, người thương cũng không thể giúp đỡ được bạn.
Cho nên phải thường xuyên trò chuyện, lắng nghe những tiếng nói nhỏ. Dù tiếng nói ấy có tiêu cực hay tích cực thì cũng nhìn nhận nó một cách khách quan, bạn nhé.
Hành trình chấp nhận bản thân đầy thử thách nhưng nó xứng đáng để mỗi người có được cuộc sống trọn vẹn hơn. Và hành trình này cần có người đi cùng để hỗ trợ: bạn bè, người thân, hoặc người có chuyên môn.
Hồng Mi – học viên khoá AYP 147 khi bước vào khoá học cũng đầy oán trách, đổ lỗi cho bản thân vì những sai lầm trong quá khứ. Để rồi chính bạn và đội ngũ AYP đã nỗ lực để bạn vượt qua được chính mình.
Bạn muốn nghe thêm câu chuyện của Mi thì xem video nhé!
Bình luận cho anh biết cảm nhận của bạn lúc này nhen.