Flavors Vietnam 2023
04/04/2023

Biểu hiện của 1 người nhạy cảm

Xin chào các bạn! Anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ học viện Awaken Your Power. Hôm...
Đã sao chép
Đã lưu
Biểu hiện của 1 người nhạy cảm

Xin chào các bạn! Anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ học viện Awaken Your Power. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận về chủ đề Người nhạy cảm nhé!

Trước khi đọc bài viết này, anh muốn các bạn làm một bài trắc nghiệm nho nhỏ cùng với anh, khoảng 30 giây thôi. Xem các bạn bị dính cái nào trong 20 câu sau đây nhé:

1) “Sao người ta seen tin nhắn rồi mà không trả lời mình nhỉ?”.

2) Cố gắng hết sức vì cái nhìn của người khác, dù bản thân chẳng cảm thấy vui.

3) “Ban nãy cậu ra ngoài mà tiếng đóng cửa hơi to, cậu đang không vui à?”

4) Nhắn tin là phải có icon, không người ta sẽ hiểu lầm ý mình.

5) Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, sợ ngôn ngữ, hành động của mình khiến người ta không thoải mái.

6) Dễ bị nói chảnh vì ít khi chủ động nhưng lại thích những ai chủ động với mình.

7) Muốn đăng status “so deep” mà sợ bị nói…Thôi khỏi vậy!

8) Nhìn vô tư mà lại hay để tâm những thứ vụn vặt có khi người khác cũng ko màng tới.

9) Mỗi lần bước vào phòng học đều có cảm giác như cả lớp đang nhìn mình.

10) Nhìn người ta cười đi ngang qua cũng cho rằng người ta đang cười mình.

11) Muốn được chú ý, lại sợ thành tiêu điểm.

12) Không dám làm phiền, cũng không biết từ chối người ta.

13) Giả vờ không nhìn, lại dùng ánh mắt liếc cả trăm ngàn lần.

14) “Mình có đang làm gì sai không?”

15) Ba người cùng đi, luôn cảm thấy mình là kẻ thừa.

16) Làm việc cho mình mà cứ nghĩ về cảm xúc của người khác.

17) Một mình thôi lại diễn cả vở kịch trong đầu.

18) Không dám nói ra ý kiến của mình, sợ bị cười, bị chê.

19) Chỉ cần có 1 người nói khác đi với 99 người, thì lại tin người đó.

20) Ai đó: Mắng tôi. Tôi: 8 tiếng sau trên giường vẫn nghĩ về chuyện đó 🙁

Anh bị dính số 1, số 3, số 5, số 7 và số 17, còn các bạn thì sao? các bạn bị dính số mấy?

Thẳng thắn nha, nếu các bạn bị dính từ 4 câu trở lên thì xin chào mừng các bạn đến với thế giới của những người nhạy cảm.

Người nhạy cảm...
Người nhạy cảm…

2 Điều cần biết khi bạn là người nhạy cảm

Câu hỏi lớn trong đầu chúng ta ngay lúc này đó là nhạy cảm có sai không? Nếu vì vậy mà mình luôn buồn khổ thì mình có nên bớt nhạy cảm đi hay không? Rồi nếu mình không còn nhạy cảm nữa thì mình có bị xem là một người vô cảm?

2 Điều bạn cần biết khi là 1 người nhạy cảm giúp bạn sống bình an với chính sự nhạy cảm của mình.

Hiểu đúng nguồn gốc của sự nhạy cảm

Nhạy cảm là sự nhạy bén trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác và từ đó đưa ra cho mình những phản hồi phù hợp nhất. về mặt di truyền, đây là một năng lực mang tính sống còn trong bản năng sinh tồn của tổ tiên của chúng ta, của loài vượn người.

Khi còn bé, sự nhạy cảm giúp một đứa trẻ cân nhắc đến cảm xúc của bố mẹ, của anh chị em trong gia đình. Từ đó gắn kết với họ để tiếp tục nhận được sự bảo bọc và hỗ trợ từ họ trong quá trình từng bước trưởng thành và độc lập hơn.

Khi bắt đầu trưởng thành thì sự nhạy cảm giúp cho bạn thanh niên đó tìm và chốt đơn người bạn đời của mình thông qua việc tôn trọng, thấu hiểu nhau.

Và rồi khi trưởng thành hơn nữa và bắt đầu duy trì nòi giống, xây dựng được cho mình gia đình nhỏ của riêng mình thì sự nhạy cảm giúp chúng ta quan tâm đến gia đình, nâng đỡ và bảo bọc họ, giúp chúng ta gắn kết phối hợp chặt chẽ với những thành viên trong làng, trong xóm, trong bộ lạc của mình để tổ chức săn bắt, làm thủy lợi, canh tác, chăn nuôi, thậm chí xây dựng lên đội quân để chinh phạt, mở rộng lãnh thổ.

Hiểu đúng nguồn gốc của sự nhạy cảm
Hiểu đúng nguồn gốc của sự nhạy cảm

Cho nên chúng ta tuyệt đối không được phép xem thường và phủ nhận bản năng mang tính chất sinh tồn này của giống loài. Trong suốt lịch sử 120.000 năm tiến hóa và phát triển của loài người thì sự nhạy cảm là một trong những yếu tố quan trọng nhất để chúng ta tồn tại và phát triển.

Trong hơn 100.000 năm mọi thứ có vẻ như đã rất ổn, cho đến khi đột nhiên một cái gì đó thay đổi, đột nhiên con người ta nhận ra là đến một lúc nào đó sự nhạy cảm bắt đầu trở nên phiền toái, thậm chí nó bắt đầu ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần, nó dày vò ở bên trong của mỗi chúng ta, chuyện gì đã xảy ra?

Sự nhạy cảm ngày nay rất dễ giày vò tinh thần và cảm xúc

Thời đại ngày hôm nay với sự ra đời của mạng xã hội internet. Từ năm 10 tuổi, những đứa trẻ preteen đã được vào đời. Có thể thân xác của chúng vẫn quẩn quanh một cái khu tao sống, trong phòng học, trong gia đình của mình nhưng đầu óc và sự quan tâm hứng thú của chúng đã được kết nối và mang đi rất xa, nhờ có mạng xã hội, chúng có thể tiếp cận và kết nối được với những cộng đồng ở khắp mọi nơi trên thế giới này, tất cả mọi thành phần xã hội.

10 tuổi con trai của anh đã bắt đầu chơi game và giao lưu với những game thủ đến từ Úc, Mỹ, Canada, thậm chí có những người lớn hơn nó 14, 15 tuổi. Và lúc này, cái năng lực nhạy cảm, bản năng, năng lực để cảm nhận và cùng lúc xử lý cảm xúc và quan điểm của khoảng vài chục tới 100 người trong bộ lạc để dẫn dắt hành vi của một đứa trẻ trở nên hoàn toàn bất lực và tuyệt vọng trước sự kết nối trực tiếp với 10.000 thậm chí 100.000 người trong cộng đồng mạng.

Đó là thứ mà người trưởng thành còn chưa chắc xử lý nổi nói gì đến một đứa trẻ 10 tuổi. Và khi một đứa trẻ rơi vào khủng hoảng và bế tắc, là lúc chúng ta bắt đầu nhìn thấy tất cả những hành vi cực đoan trong cách ứng xử của những đứa trẻ với nhau cyberbullying, body shame, ném đá tập thể, quấy rối qua mạng, lừa đảo, bạo lực ngôn từ.

Và ngày hôm nay, những từ khóa như là stress, căng thẳng lo âu, ngày xưa chỉ dành cho người lớn, người đi làm, thì bây giờ bắt đầu phổ cập luôn cho trẻ nhỏ. Và bởi vì chúng còn nhỏ nên những áp lực đó phát triển thành một thứ còn đáng sợ hơn như những từ khóa trầm cảm, tự gây tổn thương hoặc thậm chí tự sát.

Chỉ riêng ở nước Mỹ, trong vòng 10 năm trở lại đây thì tỷ lệ bệnh nhân tuổi teen có triệu chứng tự gây thương tích cho mình đã tăng lên 62%. Tỷ lệ đó ở lứa tuổi preteen đã tăng lên một cách khiếp đảm lên 189%, gần gấp 3 và con số tương tự cũng áp dụng cho tỉ lệ những trường hợp tự sát.

Sự nhạy cảm ngày nay rất dễ giày vò tinh thần và cảm xúc
Sự nhạy cảm ngày nay rất dễ giày vò tinh thần và cảm xúc

Nếu sự tàn phá về hệ sinh thái và môi trường sống trên trái đất là cái giá phải trả của cuộc cách mạng công nghiệp, thì theo anh, sự tàn phá về cảm xúc và tinh thần của chủng loài là cái giá phải trả cho những thành tựu vượt trội của cuộc cách mạng thông tin. Đó là cái giá phải trả nếu con người không được trang bị những bản lĩnh và nhận thức phù hợp.

Cuối cùng, giờ phải làm sao hả anh Trí?

3 định hướng để kiểm soát và dẫn dắt sự nhạy cảm

Anh chưa phải là thủ tướng hoặc là một siêu tài phiệt để có thể dẫn dắt một đất nước hoặc nhân loại trong cuộc cách mạng mới này. Anh chỉ là một ông thầy dạy kỹ năng, nhạy cảm và mong manh. Vì vậy trong khuôn khổ một bài viết ngắn giống như vậy thì anh cũng chỉ xin đưa ra 3 hướng đi cơ bản để mỗi cá nhân có thể cân nhắc và tự lèo lái được cảm xúc và hành vi của riêng mình.

Tuyệt đối không được từ bỏ năng lực nhạy cảm

Tuyệt đối không được từ bỏ năng lực nhạy cảm của chủng loài chúng ta. Hãy bắt đầu rèn luyện nó và cách hay nhất đó là hãy quay trở về và rèn luyện nó bằng cách lắng nghe chính các bạn, lắng nghe và tôn trọng những cảm xúc của riêng mình, trang bị kỹ năng để chấp nhận, để thấu hiểu và phân tích những cảm xúc của mình, từ đó đưa ra cái cách phản hồi phù hợp. Đây là kỹ năng sống còn của thời đại này và làm tốt được kỹ năng này các bạn sẽ kinh ngạc nhận ra là việc thấu hiểu cảm xúc của người khác tự khắc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tuyệt đối không được từ bỏ năng lực nhạy cảm
Tuyệt đối không được từ bỏ năng lực nhạy cảm

Tận dụng công nghệ và sự kết nối

Tận dụng công nghệ và sự kết nối để quay trở về kết nối sâu sắc hơn với cộng đồng nhỏ và quan trọng nhất đối với các bạn như gia đình, đặc biệt trong trường hợp mà các bạn đang sống xa nhà. Anh em cộng sự, những đội nhóm có cùng sở thích, hứng thú và đam mê với mình. Đây là cách các bạn có thể tìm kiếm được sự yêu thương sâu sắc hơn, thể hiện năng lực và cá tính của mình một cách tự tin hơn. Việc này tạo nên sự cân bằng về oxytocin và serotonin, là hai cái chất dẫn truyền thần kinh tối quan trọng trong cơ thể. Khi đó các bạn sẽ luôn cảm thấy bình an và không còn nghiện ngập sự công nhận và yêu thương từ cộng đồng mạng nữa.

Tận dụng công nghệ và sự kết nối
Tận dụng công nghệ và sự kết nối

Dùng mạng xã hội như một công cụ để thể hiện quan điểm, suy nghĩ, ý tưởng

Sẽ là điều cực kỳ vô nghĩa và vô vọng để nỗ lực lên mạng xã hội và hùa theo cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người, những người mà thậm chí các bạn không quen biết. Các bạn hãy dùng mạng xã hội như một công cụ để thể hiện quan điểm, suy nghĩ, ý tưởng, sự khác biệt và lan tỏa những giá trị quan trọng mà mình muốn mang lại, vậy thôi.

Dùng mạng xã hội một cách thông minh
Dùng mạng xã hội một cách thông minh

Mình bình an thì cộng đồng sẽ bình an.

Anh tin là chỉ khi nào mình bình an, thật sự là chính mình thì lúc đó chúng ta mới thật sự đóng góp được cho cộng đồng sự bình an, sự đa dạng và sáng tạo chân thật nhất. Đó là triết lý mà giáo dục mà anh theo đuổi. Và đó là chặn hành trình các bạn cảm thấy nó đúng với các bạn và hứng thú thì xin được tiếp tục đồng hành cùng với nhau.

Cuối cùng, định nghĩa Đồng hành, tức là cùng nhau hành động, chứ không chỉ là đọc xong thấy hay quá rồi thôi thì cái đó gọi là nỗ lực ảo. Cho nên nếu các bạn thật sự tin và cảm nhận được điều anh nói thì bắt tay vào hành động và áp dụng những định hướng mà anh đã gợi ý, trau dồi thêm cho mình cái kỹ năng mới, khả năng làm chủ, lắng nghe cảm xúc của mình, khả năng kết nối sâu sắc hơn với cộng đồng nhỏ xung quanh của mình, tự tin thể hiện cá tính, một cái gì đó rất thật của riêng các bạn và rồi hành động đến cùng nhé.

Đó là những gì anh muốn chia sẻ với các bạn về chủ đề Người nhạy cảm. Các bạn có thể lắng nghe anh tâm sự về chủ đề này nhiều hơn ở video dưới đây nhé!

Đừng quên comment xuống phía dưới để chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này cho ông Quéo biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *