Flavors Vietnam 2023
12/04/2023

Áp dụng 3 TƯ DUY TÀI CHÍNH này sẽ giúp bạn làm mà có dư!

Chào các bạn Anh Trí đây, bài chia sẻ về chủ đề tư duy tài chính hôm nay thay vì...
Đã sao chép
Đã lưu
Tư duy tài chính thông minh

Chào các bạn Anh Trí đây, bài chia sẻ về chủ đề tư duy tài chính hôm nay thay vì đề cập đến các khía cạnh lớn lao như đầu tư, tỷ lệ lãi suất… anh sẽ nói về những thứ đơn giản, gần gũi hơn. Đây là điều mà các bạn thường hay bỏ qua, nhưng nếu nắm được tư duy này sẽ giúp cho các bạn đi xa hơn trên con đường độc lập tại chính.

Nào cùng xuống bên dưới đọc phần chia sẻ của anh tư duy tài chính là gì nhé!

Tư duy tài chính tốt giúp tăng thu nhập và tăng tích luỹ

3 sai lầm về tư duy tài chính thường bị bỏ qua

Trên kênh Youtube anh đã từng nhắc đến câu chuyện của một bạn gái “đi làm 8 năm tiết kiệm được 60 triệu”. Anh xin mượn lại tình tiết câu chuyện này để chỉ ra 3 lỗi sai cho các bạn về tài chính, nó phù hợp cho các bạn sinh viên, người mới đi làm, hay đã làm vài năm mà “số dư tài khoản vẫn về 0”.

Bạn H làm tại một vị trí trong một công ty truyền thông X ở Hà Nội. Bạn làm được 8 năm từ lúc mới ra trường đến nay.

Mức lương mới vào là 7 triệu, sau 8 năm được tăng dần lên 12 triệu.

Mỗi tháng sau khi trừ đi chi phí, bạn đều đặn gửi về cho gia đình 1 triệu, tăng dần 2 triệu/tháng khi thu nhập tăng lên.

H không tiêu xài hoang phí, đều đặn mỗi tháng gửi vào tiết kiệm 1, 2, sau đó tăng lên 3 triệu/tháng khi thu nhập tăng.

Tổng tính đến hiện tại, sau 8 năm đi làm bạn tiết kiệm được 60 triệu, với thu nhập và số tiền tiết kiệm này bạn không dám yêu ai”.

Nghe câu chuyện này, anh chắc là các bạn sẽ thấy bạn H làm đúng quy trình từ việc tạo thu nhập, chi phí cá nhân và chăm sóc bố mẹ, tiết kiệm. Nhưng nếu nhìn sâu hơn, các bạn sẽ thấy được 3 lỗi sai mà H đã bỏ qua. Anh muốn đề cập về mức thu nhập, quản lý chi tiêu và khả năng tiết kiệm tiền ở phần bên dưới.

Tạo ra thu nhập, sinh hoạt phí, chăm sóc bố mẹ sau đó là tiết kiệm, một quy trình hoàn hảo như vậy thì có điểm gì sai trong tư duy tài chính
Tạo ra thu nhập, sinh hoạt phí, chăm sóc bố mẹ sau đó là tiết kiệm, một quy trình hoàn hảo như vậy thì có điểm gì sai trong tư duy tài chính

Tư duy tài chính căn bản là giảm chi phí

Bước đầu tiên, nền tảng của tư duy tài chính cá nhân là phải quản lý được chi tiêu hợp lý. Thông thường các bạn mới ra trường sẽ chưa có thói quen hoạch định chi phí mỗi tháng theo hạng mục như định phí (những khoản bắt buộc) và biến phí (những khoản có thể linh hoạt).

Giảm chi phí là cắt giảm những khoản biến phí không cần thiết như mua sắm, du lịch, trà sữa…Làm được như vậy bạn sẽ dư ra thêm một khoản tiết kiệm cho mỗi tháng.

Trong trường hợp của H, bạn không chi tiêu phung phí tuy nhiên số tiền tiết kiệm lại ít. Nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy số tiền gửi cho ba mẹ trong suốt 8 năm không hề thay đổi nhiều, có nghĩa là số tiền được gửi về không dựa trên nhu cầu chi tiêu thực tế mà ba mẹ H cần.

Có khi nó là một trách nhiệm bạn phải gửi mỗi tháng. H nếu biết hoạch định cho mình mục tiêu tài chính, bạn có thể trao đổi rõ ràng với ba mẹ về dự định của mình. Biết đâu, bố mẹ sẽ tạo điều kiện để bạn có thể thực hiện mục tiêu nhanh hơn.

Tuy nhiên, đây chỉ là gợi ý của anh, một số gia đình vẫn cần bạn phải chu cấp mỗi tháng. Vậy thì giảm chi phí vẫn chưa đủ, bạn phải tìm cách tăng thu nhập cho mình.

Tư duy tài tính đơn giản là liệt kê các khoản chi phí trong tháng, xem khoản nào cần giữ, khoản nào cần bỏ
Tư duy tài tính đơn giản là liệt kê các khoản chi phí trong tháng, xem khoản nào cần giữ, khoản nào cần bỏ

Tư duy tài chính thông minh là tăng thu nhập

Trong 8 năm mức lương của H tăng từ 7 đến 12 triệu là quá thấp so với tỷ lệ trượt giá mỗi năm. Theo đánh giá của anh là thu nhập của bạn giảm chứ không hề tăng.

Nguyên nhân là vì bạn đã không nhận thức được 2 yếu tố quan trọng để tăng thu nhập đó là: gia tăng giá trị bản thân và tìm đúng thị trường phù hợp.

Đây là hai yếu tố mà mỗi người đều có quyền chủ động để thay đổi.

Gia tăng giá trị bản thân

Gia tăng giá trị bản thân đồng nghĩa với việc gia tăng được hiệu quả công việc cho vị trí, phòng ban, công ty, thị trường nơi bạn đang làm. Để công việc trở nên hiệu quả hơn bạn phải đặt ra các mục tiêu học hỏi thêm kiến thức chuyên môn, kĩ năng, tiếp cận công nghệ mới.

Có như vậy thì bản thân mới trở nên quyết liệt hơn trong hành động, sắc bén trong tư duy và mềm mỏng hơn khi xây dựng các mối quan hệ chất lượng.

Khi gia tăng được giá trị thì mức thu nhập của bạn cũng tự khắc tăng lên. Tuy nhiên, một số trường hợp giá tri mà bạn đang có chưa phù hợp với thị trường bạn đang làm, thì lúc này bạn phải biết tìm cho mình thị trường phù hợp hơn.

Thu nhập là số tiền mà công ty trả cho năng lực của bạn
Thu nhập là số tiền mà công ty trả cho năng lực của bạn

Chọn thị trường phù hợp

Thị trường ở đây có thể là vị trí, phòng ban, công ty, một vùng miền hoặc một quốc gia nào đó. Thị trường phù hợp nghĩa là nơi đó họ có nhu cầu và trân trọng giá trị bạn mang lại.

Đồng nghĩa với việc nếu giá trị bạn đang có không phù hợp với thị trường hiện tại, bạn có quyền thay đổi cân nhắc cho mình một thị trường khác phù hợp hơn.

Thay vì nỗ lực mù quáng rồi chờ đợi cấp trên công nhận, bạn có thể chủ động tìm hiểu để biết ngoài phạm vi hẹp đang có, thì ngoài biển lớn kia sẽ còn những gì có thể cho bạn.

Nếu bạn đã biết rõ giá trị của mình thì bạn sẽ biết cách tìm ra thị trường phù hợp trân trọng giá trị ấy
Nếu bạn đã biết rõ giá trị của mình thì bạn sẽ biết cách tìm ra thị trường phù hợp trân trọng giá trị ấy

Tư duy tài chính bền vững bằng cách tiết kiệm tiền đúng

Về tư duy tiết kiệm tiền thì lời khuyên của anh là các bạn nên làm điều này càng sớm càng tốt. Các bạn đang là học sinh, sinh viên, người đi làm thì nên để ra cho mình một số tiền tối thiểu cố định mỗi tháng bỏ vào tiết kiệm trước.

Tiết kiệm tiền càng sớm, bạn càng có cơ hội độc lập tài chính sớm hơn với công thức lãi suất kép.

Về tư duy tài chính này, thì anh có chia sẻ trong buổi Workshop Zoom “Quản lý tài chính cá nhân”: https://intelligentmoney.com.vn/works. Bạn nào quan tâm thì có thể vào để tham khảo thêm.

Việc có cho mình một khoản tiết kiệm an toàn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tiến lên các bước tiếp theo trong đầu tư tài chính, cho nên ngay từ lúc này hãy tập cho mình để dành từ những khoản rất nhỏ.

Bắt đầu bỏ “ống heo” đều đặn cho mình từ những khoản nhỏ nhất, đây là tư duy tài chính bền vững mà ít ai làm được
Bắt đầu bỏ “ống heo” đều đặn cho mình từ những khoản nhỏ nhất, đây là tư duy tài chính bền vững mà ít ai làm được

Quay trở lại câu chuyện của bạn H, anh có để ý một chi tiết là đến giờ bạn không dám yêu ai vì mặc cảm chuyện tài chính.

Đây chính là lí do vì sao mà các bạn “Ế” đó, bởi vì tình yêu và tiền bạc nó không hề liên quan đến nhau. Các bạn bất ngờ lắm đúng không, anh có nói trong video bên dưới nhớ bấm vào xem.

Lời nói cuối cùng anh rất mong các bạn đọc bài viết xong hãy hành động, hãy làm để ra kết quả thay vì chỉ dừng lại ở việc “Tôi biết rồi”, thả cho anh cái bình luận bên dưới giá trị nào bạn nhận được từ bài viết này nhé!

3 thoughts on “Áp dụng 3 TƯ DUY TÀI CHÍNH này sẽ giúp bạn làm mà có dư!

  1. lớp 9 , e k đến trường vì k muốn gặp bác, ông bà, các bạn nhưng muốn học, giàu
    A dạy kĩ năng giao tiếp, bất động sản hoặc e nhắn với a nha[vì e ngu văn, sợ a k hiểu hết]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *