Flavors Vietnam 2023
05/06/2023

Khi nào nên KIÊN TRÌ hay BUÔNG BỎ? 3 điều bạn nên biết!

Xin chào các bạn! Anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ Học viện Awaken Your Power. Ngày...
Đã sao chép
Đã lưu
3 điều bạn cần biết về sự Kiên trì

Xin chào các bạn! Anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ Học viện Awaken Your Power.

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận về một câu hỏi vô cùng hóc búa, đó là: Khi nào nên KIÊN TRÌ và khi nào nên BUÔNG BỎ?

Sẵn sàng chưa nào? Let’s go!!!

3 điều bạn cần biết về sự Kiên trì
3 điều bạn cần biết về sự Kiên trì

Động lực của sự kiên trì

Trước tiên, anh muốn chia sẻ với các bạn một chút về câu chuyện của anh. Anh là một người vô cùng lì lợm trong tất cả các khía cạnh của mình.

Dĩ nhiên, có những khoảnh khắc khiến anh vô cùng bế tắc và ngờ vực khủng khiếp về điều mà mình đang theo đuổi. Thế nhưng, sau đó đã có một sự việc xảy ra khiến anh rung động và cảm thấy vô cùng sâu sắc.

Các bạn hãy cùng lắng nghe câu chuyện của anh trong video dưới đây để biết được sự việc gì đã xảy ra với Ông Quéo nhé!

Đối với anh, trải nghiệm trong buổi chiều ngày hôm đó chính là The calling của anh. Trải nghiệm đó đã giúp anh nhận ra rằng mình đã tạo ra được một sự khác biệt nào đó và điều đó thực sự có ý nghĩa đối với bản thân anh.

Trong giai đoạn đó, mặc dù business của anh không có lợi nhuận nhưng chính trải nghiệm lần đó đã cho anh thấy rằng đây là việc mà anh muốn làm trong những năm tiếp theo của cuộc đời mình.

Nhờ đó, anh mới có được sự kiên trì và lì lợm khủng khiếp để vượt qua bao nhiêu khó khăn và tiếp tục công việc đó cho đến ngày hôm nay.

Từ những trải nghiệm trong sự nghiệp của mình, anh muốn chia sẻ với các bạn rằng sẽ có những sự kiện, những khoảnh khắc nào đó đến với cuộc đời chúng ta để nói cho chúng ta biết rằng mình sinh ra để làm công việc này.

Đó giống như một lời xác tín từ phía cuộc đời để nói cho mình biết rằng hãy tiếp tục cuộc hành trình của mình. Khi đó, chúng ta hãy vững tin và kiên trì với sự lựa chọn của mình nhé!

Cái giá của sự kiên trì

Bên cạnh đó, điều thứ hai mà anh muốn chia sẻ với các bạn đó là: Chúng ta phải luôn ý thức về cái giá mà mình phải trả. Bởi vì, sẽ có những cái giá sẽ làm cho mình vô cùng hối tiếc về sau.

Chúng ta phải thường xuyên cân nhắc lại xem rằng mình có sẵn sàng trả cái giá đó hay không. Đó có thể là sự đau đớn về mặt thể xác, đó có thể là những mối quan hệ, những trách nhiệm quan trọng trong cuộc đời của mình,…

Hãy đảm bảo rằng chúng sẽ không gây tổn hại tới người khác quá nhiều. Đồng thời, chúng cũng không được xâm phạm vào những điều thật sự quan trọng đối với chúng ta.

Điều này cần chúng ta phải thật điềm tĩnh và cân nhắc kĩ lưỡng để không gây hối tiếc về sau.

Trong giai đoạn đó, cái giá mà anh đã phải trả đó là anh mất đi thu nhập trước đó của mình, anh phải hi sinh rất nhiều những sở thích cũng như lối sống phóng khoáng trước đó của mình,… và anh thấy rằng sự hi sinh đó là xứng đáng.

Tuy nhiên, ở thời điểm đó, anh đã không phải hi sinh nguồn thu nhập để lo cho gia đình của anh. Nếu như thứ đó mà bị chạm vào rồi thì anh khó mà kiên trì được đến thời điểm hiện tại.

Vậy còn các bạn thì sao? Các bạn cảm thấy cái giá mà mình phải trả cho công việc hiện tại có xứng đáng hay không?

Cái giá của sự kiên trì
Cái giá của sự kiên trì

Đừng hiểu lầm về sự kiên trì

Điều cuối cùng mà anh muốn chia sẻ với các bạn về sự kiên trì đó là: Kiên trì là một chặng hành trình liên tục học hỏi, trau dồi và điều chỉnh để quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình cho đến cùng.

Trong quá trình chúng ta theo đuổi một ấp ủ, một đam mê hay một sứ mệnh nào đó thì không phải chúng ta cứ cắm mặt vào làm theo đúng một cách duy nhất, làm đi làm lại với đúng một tư duy cũ kĩ duy nhất thì chúng ta sẽ thành công.

Đó không phải là KIÊN TRÌ. Đó là sự CỐ CHẤP.

Bản chất của sự kiên trì đó là chúng ta không từ bỏ mục tiêu của mình nhưng trong quá trình đó, chúng ta liên tục trăn trở, thích nghi và thay đổi sao cho cách làm của mình hiệu quả hơn, sắc bén hơn và mang lại kết quả trọn vẹn hơn.

Đó mới thật sự là kiên trì.

Đừng hiểu lầm về sự kiên trì
Đừng hiểu lầm về sự kiên trì

Quay lại với câu hỏi đầu bài: Khi nào nên KIÊN TRÌ và khi nào nên BUÔNG BỎ?

Thật ra sẽ không có một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này. Bởi vì, mỗi một người sẽ có một cuộc đời khác nhau, những nguyên tắc sống và sự ưu tiên khác nhau.

Từ những trải nghiệm thực tế trong sự nghiệp của mình, anh chỉ có thể chia sẻ cho các bạn những gợi ý giúp các bạn tìm ra hướng đi phù hợp cho mình. Còn lại, các bạn phải tự nghiêm túc tìm câu trả lời cho chính mình.

Tuy nhiên, nếu các bạn cảm thấy việc này quá khó khăn thì các bạn có thể tìm đến Buổi tư vấn cá nhân của học viện AYP. Trong buổi tư vấn cá nhân đó, các bạn tư vấn viên sẽ lắng nghe và cùng bạn đối diện, nhìn nhận để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất trong cuộc sống.

Cuối cùng, các bạn đừng quên thả comment xuống phía dưới để chia sẻ cho anh biết về quan điểm của các bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *