Flavors Vietnam 2023
04/04/2023

Nghỉ việc – 2 lời khuyên và nguyên tắc cần hiểu để “bước tiếp”

Xin chào các bạn và anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ học viện Awaken Your Power....
Đã sao chép
Đã lưu

Xin chào các bạn và anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ học viện Awaken Your Power. Và ngày hôm nay xin quay lại với một bài blog để chia sẻ với nhau về một chủ đề mang tính thời đại, đó là… NGHỈ VIỆC.

Đi làm việc tầm 2-3 năm, chắc cũng không ít bạn rơi vào cái trường hợp của “lưng chừng hạnh phúc”. Lương không cao, cũng chả thấp. Công việc không tệ, nhưng cũng chẳng vui. Muốn nghỉ việc nhưng… nghỉ xong không biết làm gì? Vì vậy, trong đầu lúc nào cũng quanh quẩn câu hỏi “Khi nào mình mới nên nghỉ việc?”

Để trả lời câu hỏi trên anh xin chia sẻ câu chuyện của một anh Quéo năm 21 tuổi. Cũng giống như các bạn hiện tại, mệt mỏi, bức bối với công việc nên cũng đang mịt mờ mà đi đến quyết định nghỉ việc.

Nhưng… anh đã được ngăn lại bởi 2 lời khuyên tuyệt vời của má anh. Giờ anh xin chia sẻ lại với các bạn. Qua lời khuyên đó, anh cũng đã đúc rút kinh nghiệm cá nhân và đưa cho các bạn 2 yếu tố nho nhỏ nên xem xét trước khi nghỉ việc.

Có nhiều yếu tố cần biết trước khi nghỉ việc

Có nhiều yếu tố cần biết trước khi nghỉ việc

Hai lời khuyên trước khi nghỉ việc từ má anh Quéo

1. Trước khi nghỉ việc hãy nhớ “Việc nhỏ làm được, việc lớn sẽ được làm”

Má anh giảng giải rằng… khi bước vào trong bếp thì ai cũng muốn làm đầu bếp hết. Nhưng khi vừa mới bắt đầu làm thì anh phải ra sân chặt củi, rửa chén, nhặt rau… Mọi người buộc phải làm từ những việc nhỏ nhất, những việc mà thậm chí còn không được đặt chân vào bếp, rồi sau đó sẽ đến những việc dưới góc bếp, lên bàn bếp rồi mới nghĩ đến việc nấu ăn.

Chứ nếu mới vào đã nấu, nhân viên mình chặt củi không đều, mình có biết không? Nhân viên rửa chén không sách, nhặt rau không tốt, mình có biết không?

Vậy nên…

Hiểu ý anh và má anh không các bạn. Cuộc đời con người luôn phải bắt đầu từ thấp nhất và từng bước từng bước đi lên. Nếu bây giờ, công việc các bạn đang làm quá nhỏ bé, vụn vặt thì cũng hãy cố gắng hoàn thành nó một cách tốt nhất. Vì đó sẽ là nền tảng để sau này các bạn làm việc lớn. Hãy nhớ “Việc nhỏ làm được, việc lớn sẽ được làm”

Hãy nghỉ việc chỉ khi có cái nhìn đúng về nó

Hãy nghỉ việc chỉ khi có cái nhìn đúng về nó

2. Khi nào trở thành nhân viên giỏi rồi nghỉ việc cũng chưa muộn

Đúng vậy, hãy làm cho giỏi giang. Vươn lên và khẳng định được mình rồi khi đó nộp đơn nghỉ việc cũng chưa muộn đâu. Cuộc đời là vậy. Khi mà mình còn trẻ và chập chững, trong 10 năm đầu tiên trong sự nghiệp, các bạn sẽ cảm thấy khó khăn, thấy công việc sao mà nhàm chán, khó khăn, nhỏ bé quá.

Nhưng… hãy học cách yêu công việc mình làm. Khi hoàn thành công việc tốt, thể hiện được bản lĩnh của mình, việc lớn tự khắc sẽ đến. Lúc đấy, nếu vẫn còn muốn nghỉ việc thì vươn vai, ngẩng cao đầu, hạnh phúc cười toe toét mà bước ra khỏi công ty.

Nghỉ việc không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu

Nghỉ việc không phải lúc nào cũng là lựa chọn tối ưu

Từ 2 lời khuyên của má anh, anh xin đúc rút lại 2 nguyên tắc cơ bản các bạn nên xem xét trước khi muốn nộp đơn nghỉ việc.

Hai nguyên tắc nên xem xét trước khi nghỉ việc

1. Nếu công việc không phạm pháp, hãy làm cho tốt trước khi nghỉ việc

Nguyên tắc đầu tiên là… trừ khi các bạn đang làm một công việc sai trái với lương tâm của mình, đi ngược lại với những giá trị sống hoặc pháp luật thì được, cứ vô tư mà nghỉ. Nhưng nếu không phải thì các bạn nên nổ lực mà làm cho thật tốt và để lại một dấu ấn thành công.

Vì khi mà mình làm rất tốt và mình nghỉ thì cái đó gọi là bước tiến. Còn nếu mình làm không ra một cái trò trống gì hết rồi nộp đơn xin nghỉ thì cái đó được xem là bỏ cuộc, chạy trốn. Với bất kỳ công việc nào, khi ra đi thì hãy ngẩng mặt ra đi với một xấp bằng khen chứ đừng có cúi đầu ra đi với một chồng bản kiểm điểm.

Nếu nghỉ việc thì hãy nghỉ một cách kiêu hãnh

Nếu nghỉ việc thì hãy nghỉ một cách kiêu hãnh

2. Chậm lại trước khi nghỉ việc để chuẩn bị cho cơ hội mới

Lời khuyên thứ hai chính là chậm lại một nhịp để chuẩn bị cho một cơ hội mới sâu sắc hơn.

Thật ra thì cuối năm 2007 thì anh đã đủ tiêu chuẩn của mẹ anh để nộp đơn xin dừng công việc rồi nhưng vì sao anh vẫn tiếp tục? Là vì anh còn cần thời gian để chuẩn bị, khai thác cho chặng hành trình sắp đến.

Anh tiếp tục đi làm để tích lũy cái nền tảng tài chính vững vàng hơn. Anh tiếp tục dành cả mất năm tiếp theo của mình để tích lũy thêm kiến thức. Anh đi ra nước ngoài vào học thêm những năng lực, huấn luyện học thêm những cái quy trình, những phương pháp xây dựng các mối quan hệ…

Nên nhớ, không những phải đảm bảo là mình phải trọn vẹn trong công việc cũ mà còn phải tính toán chỉn chu cho công việc mới. 1 đồng chuẩn bị bằng 10 đồng chi phí. Hãy lấy đà từ công việc cũ và bậc nhảy thật cao vào công việc mới.

Trước khi nghỉ việc cũ, hãy tính toán chỉn chu cho công việc mới

Suy nghĩ kỹ trước khi nghỉ việc

Với bài này, nó không có những cái nguyên tắc, kỹ thuật mà anh chỉ đơn giản lấy câu chuyện về cuộc đời của anh, về sự nghiệp của anh để chia sẻ với các bạn. Nếu các bạn đã trải qua một cái giai đoạn tương tự thì anh nghĩ các bạn sẽ thấm được những cái chia sẻ của anh.

Quá trình “vượt cạn” đó nó rất khó khăn, dằn vặt, nhưng anh tin là các bạn hoàn toàn có thể vượt qua được và đưa ra cho mình một quyết định chính xác.

Để hiểu rõ hơn về câu chuyện của anh, các bạn có thể xem video một cách trọn vẹn để có thể dễ dàng đưa ra quyết định của riêng mình.

Nếu các bạn cũng có sự đồng cảm và cũng vỡ ra một cái gì đó thì anh rất mong các bạn sẽ thả cái comment bình luận phía bên dưới để chia sẻ với anh. Anh rất mong được chia sẻ cùng với các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *