Flavors Vietnam 2023
29/08/2023

2 cách quản lí chi tiêu để có số dư tài khoản

Anh Trí ơi, làm cách nào để quản lí chi tiêu vậy anh? Em đi làm 2, 3 năm rồi,...
Đã sao chép
Đã lưu
2 cách quản lí chi tiêu để có số dư tài khoản

Anh Trí ơi, làm cách nào để quản lí chi tiêu vậy anh? Em đi làm 2, 3 năm rồi, lương cũng không phải thấp, nhưng mỗi lần đến cuối năm nhìn lại, số tài khoản của em không âm thì em cũng đã mừng rồi nói gì đến dương. Haizzz…

Anh hiểu… Hiện tại, các bạn có đồng lương tốt hơn nhưng đồng nghĩa phải có nhiều thứ cần phải lo toan hơn. Huống hồ hiện nay, cái sự cám dỗ ngày càng mạnh mẽ, quyến rũ và quyền lực hơn. Vì thế, các bạn bị cuốn vào những cái buổi đại hạ giá, những chương trình khuyến mãi flashsale là bình thường. Đúng không?

Haha… KHÔNG. Cái tài khoản của các bạn lúc nào cũng âm tiền là vì SĨ DIỆN. Ngu thì chết, không có lí do lí trấu gì ở đây hết.

Xin chào các bạn, anh là Nguyễn Hữu Trí đến từ học viện Awaken Your Power. Hôm nay, anh xin chia sẻ 2 cách quản lí chi tiêu để các bạn bớt mất tiền oan vì “sĩ diện” hơn.

2 cách quản lí chi tiêu để có số dư tài khoản
2 cách quản lí chi tiêu để có số dư tài khoản

Không sĩ diện – cách quản lí chi tiêu tốt nhất

Anh không có trách gì các bạn hết vì “sĩ diện” nó là cái bệnh chung của nước mình rồi.

Cái ngày mà các bạn ra trường và bắt đầu kiếm được việc làm, có thu nhập rồi thì bắt đầu tặc lưỡi “Chậc, giờ mình là người trưởng thành rồi, mình kiếm được tiền rồi. Mình không thể sống như thời sinh viên được”. Các bạn bắt đầu dọn ra ở những căn hộ cao cấp hơn, ăn uống sang trọng hơn, mặc đồ phải hàng hiệu, đi xe sang…

Hoặc là 2-3 năm sau các bạn đi họp lớp, chỉ cần vài người bạn khích khích lên xíu… ừ, con B thằng A này hồi xưa học giỏi, bây giờ kiếm được bao nhiêu? Thì các bạn lập tức bắt đầu “xù lông” lên và rút hầu bao xoèn xoẹt để thể hiện đẳng cấp.

Đây chỉ là 1-2 ví dụ điển hình thôi các bạn, còn nếu kể ra hết như các ngày lễ tết hay thể hiện với bà con xóm giềng thì anh kể đến ngày mai cũng không hết.

Chi cho khổ vậy các bạn. Anh nói một câu các bạn đừng chạnh lòng chứ… “Khi lắc lên, tiền xu thì kêu ra tiếng, chứ tờ polime thì nó im re hà”. Người không có tiền thì người ta phải lên tiếng, thể hiện chứ người có tiền thì người ta không cần. Và anh chắc chắn một điều, các bạn sales mê mấy bạn sĩ diện đó lắm. Chỉ cần 2 câu thôi là bao tiền người ta cũng rút.

Không sĩ diện - cách quản lí chi tiêu tốt nhất
Không sĩ diện – cách quản lí chi tiêu tốt nhất

Vậy nên, điều đầu tiên để quản lí chi tiêu là… bớt sĩ diện lại đi mấy anh mấy chị ơi. Mới ra trường, kiếm được bao nhiêu mà chất chơi quá hà. Các bạn vẫn có thể ở trọ sinh viên nếu các bạn cảm thấy vẫn ổn; vẫn có thể uống cà phê, trà sữa vỉa hè nếu các bạn thấy vui; không việc gì phải đua theo người ta hết.

Và các bạn tin anh đi, chỉ cần dẹp bớt cái sĩ diện qua một bên thôi thì số tiền các bạn có thể tiết kiệm được sẽ lớn hơn các bạn nghĩ đấy.

Có kiến thức về tài chính – cách quản lí chi tiêu để tiền đẻ ra tiền

Khi vừa đọc xong phần trên, anh dám chắc các bạn sẽ hô khẩu hiệu “Quyết tâm, quyết tâm, tôi sẽ trở thành tỷ phú…” và bắt đầu dè xẻn, sống siêu tằn tiện, tiết kiệm tận 60-70% thu nhập và sống khổ cực, vật vờ như một con ma đói.

Thế nhưng, anh dám chắc với các bạn, chỉ cần 3-4 tháng sau thôi, các bạn sẽ bắt đầu hoài nghi nhân sinh, thấy mình sống sao mà khổ quá, stress quá. Vì xả stress, các bạn bắt đầu giải phóng bản thân và… BÙM. Đến cuối năm, khi các bạn nhìn lại, các bạn lại hoảng hốt khi thấy tài khoản mình vẫn là con số 0. Và các bạn bắt đầu một chuỗi ngày tằn tiện khác.

Đúng không các bạn? Đó là thiếu kiến thức về tài chính đấy.

Để quản lí chi tiêu, thì hãy bắt đầu từ tốn thôi các bạn, đây là vài điều cơ bản anh có thể chia sẻ cho các bạn.

– Tiết kiệm 10-15% thu nhập

– Tìm một người giữ tiền cho mình.

– Không có một chi phí nào là chi phí bắt buộc hết.

– Tiền không thấy thì không xài được.

– Người kiếm tiền không nên là người xài tiền.

– Đừng mua những thứ không cần thiết.

– Học cách đầu tư để tài sản tạo ra tiền cho mình.

Vì bài viết có hạn nên anh chỉ có thể nói sơ qua các ý, nếu cá bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về quản lí chi tiêu thì có thể xem video dưới đây nghen.

Những điều quan trọng nhất khi muốn học cách quản lí chi tiêu

Như các bạn đã thấy, quản lí chi tiêu là một việc rất quan trọng để có tự do tài chính sau này. Mặc dù anh chỉ chia sẻ 2 điều cơ bản là: không sĩ diện và có kiến thức tài chính nhưng anh biết là nó không dễ để thực hiện, nhất là những kiến thức tài chính. Anh có một khóa học về tài chính và quản lí chi tiêu tên Money Tree. Ở đây, anh sẽ cho các bạn những kiến thức cụ thể, cơ bản về tài chính để các bạn xây dựng nền tảng cho sau này. Nếu các bạn muốn anh đồng hành cùng các bạn thì có thể tìm hiểu về khóa học.

Mỗi người có một tư duy tài chính và một cách tiết kiệm khác nhau. Vì thế, nếu các bạn có cách gì hay thì có thể chia sẻ và comment bên dưới để mọi người có thể cùng chia sẻ và thực hành cùng nhau nghen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *