Flavors Vietnam 2023
04/04/2023

3 Cách nói ĐẠO LÝ để không bị chửi là “người sống như…!”

Bạn có phải là người thích nói đạo lý? Xung quanh bạn có những người thích nói đạo lý không?...
Đã sao chép
Đã lưu
3 bí quyết nói đạo lý ai cũng mê

Bạn có phải là người thích nói đạo lý?

Xung quanh bạn có những người thích nói đạo lý không?

Anh Trí đây. Có biết tại sao anh hỏi như vậy không? Anh tức quá mà, vì anh bị nhiều người hỏi là “Mấy người thích nói đạo lý thường sống như Loz, phải không anh.

Suốt gần 15 năm làm huấn huyện cho hàng ngàn học viên thay đổi cuộc sống. Để mà anh có cho mình cái quyền được hướng dẫn các bạn. Anh đã phải trải nghiệm, chinh phục nhiều thử thách, tham gia nhiều dự án như học viện Awaken Your Power, Datbike, CAD, Felix, Windmills…

Cho nên hôm anh, anh nghĩ là anh đủ góc nhìn sâu sắc để chia sẻ “ra ngô khoai” về chủ đề ĐẠO LÝ này. Sẵn sàng chưa!

“Nói ĐẠO LÝ mà sống như Loz” là nàm sao!

Anh sẽ phân tích góc nhìn dựa trên 3 quan điểm.

Đầu tiên, anh thấy người nói câu “Mấy người thích nói đạo lý thường sống như Loz” đầy sự tiêu cực. Ngay trong bản chất của câu nói, mình đã đi phán xét cách sống của người khác rồi trong khi mình không phải là họ, không ở trong tình trạng của họ.

Thứ hai, có khi lời nói không giống với cái mình làm. Người mà để cho người ta phán xét cũng nên nhìn lại. Nếu một người nói thì không sao, nhưng nhiều người nói thì xác suất cao là mình làm gì đó sai. Mình đem một thứ quý giá là đạo lý, là cách sống của mình chia sẻ với người khác, nhưng mình lại không hành động giống vậy.

Thứ ba, bạn chọn không đúng đối tượng chia sẻ dù cái bạn nói ra nó đúng và bạn đã làm được. Nếu mình tự tin vào giá trị bản thân, thì không thể nào lại đem tinh hoa đó đi “chung chạ” với cả nhân loại được. Phải tìm người cùng tần số, cùng hệ giá trị để chia sẻ.

Cho nên dưới đây anh đưa ra gợi ý cho cả người nghe và người nói, làm sao để mình tận dụng đúng giá trị của “học đạo lý“.

Nói đạo lý mà sống không ra gì” là như thế này nè!
Nói đạo lý mà sống không ra gì” là như thế này nè!

3 Cách để NÓI đạo lý CHUẨN!

Đầu tiên, hãy xem đạo lý là mục tiêu, để từ đó có cho mình định hướng học hỏi, trải nghiệm, rồi chiêm nghiệm, đúc kết bài học. Bởi vì thật ra hiểu đạo lý không phải một sớm một chiều để có thể lĩnh hội được. Nó là những giá trị cốt lõi, là tinh hoa mà thế trước truyền lại giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống.

Thứ hai, để nói đạo lý cuộc sống CHUẨN, thì “lời nói phải đi đôi với hành động”. Có nghĩa là bạn phải làm được rồi thì hãy nói, hoặc nếu không thì bạn cũng đang trên hành trình trải nghiệm rồi hãy chia sẻ. Người ta ít khi tin những gì bạn nói, mà người ta chỉ ngưỡng mộ những gì bạn làm được.

Thầy Jim Ron đã từng chia sẻ với anh:

Không thể NÓI thứ KHÔNG BIẾT

Không thể DẠY điều KHÔNG LÀM

Không thể CHIA SẺ thứ KHÔNG CÓ

Đạo lý là mục tiêu, là kim chỉ nam là hành động đúng
Đạo lý là mục tiêu, là kim chỉ nam là hành động đúng

Thứ 3, học đạo lý mỗi người sẽ có những quan điểm khác nhau, nên không thể mong là ai cũng hiểu giống mình. Nên phải biết lựa trúng người, đúng chỗ, đúng thời điểm để chia sẻ những điều cốt tuỷ về cuộc đời, về ước mơ, hoài bão của mình. Chia sẻ với cái tâm khiêm tốn chứ đừng kiểu dạy đời người khác.

Đây là “Nghệ thuật chọn người để chia sẻ”, nó liên quan đến TƯ DUY giữa Tiền và Giá Trị. Nếu quan tâm thì bấm vào video xem nhé!

Cách để NGHE đạo lý THẤM!

Chậm lại một nhịp trước khi đưa ra một nhận định nào đó về người khác. Nếu chưa hiểu hoàn cảnh, thử thách, cuộc sống của họ thì khi nghe họ chia sẻ, mình không cần vội tin, cũng không vội phán xét. Hãy quan sát đủ lâu xem hành trình phát triển của họ, xem cái tâm muốn chia sẻ vì người khác, hay là vì muốn lợi cho mình.

Sau cùng, các câu đạo lý là những triết lý giúp con người sống tốt hơn. Cho nên đừng vì một ai đó nói, rồi hành động sai mà đánh giá toàn bộ. Bởi vì ranh giới đúng-sai nó cũng mong manh lắm, nó chỉ mang tính tương đối mà thôi.

Điềm tĩnh để đừng vội tin hay vội phán xét trước quan điểm của ai đó
Điềm tĩnh để đừng vội tin hay vội phán xét trước quan điểm của ai đó

Tóm lại, anh dám chia sẻ cách thẳng thắn như vậy về chủ đề “nói đạo lý” bởi vì đó là cách anh đang sống, cách anh làm, chinh phục và trải nghiệm. Cho nên, đứa nào mà dám nói với anh câu này nữa là không cho vô vòng gửi xe làm học viên của học viện luôn đó nhen, chứ không tin anh thì vô học làm cái “giề”.

Sau phần chia sẻ này, bạn đã có trải nghiệm thú vị cùng chủ đề không, bình luận cho anh biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *