Flavors Vietnam 2023
04/04/2023

4 bước để tha thứ và chữa lành cho chính mình

Xin chào tất cả các bạn, anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ học viện Awaken Your...
Đã sao chép
Đã lưu
Tha thứ và Chữa lành cho chính mình

Xin chào tất cả các bạn, anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ học viện Awaken Your Power. Và lần này, ông Quéo sẽ tiếp tục mang đến cho các bạn một bài viết về chủ đề Tha thứ và Chữa lành.

Từ trước đến nay, điều gì khiến bạn cảm thấy vô cùng ám ảnh và tồi tệ?

– Bạn bị ông sếp cay nghiệt đàn áp?

– Bạn bị bà mẹ chồng ngoa ngoắt quát mắng?

– Bạn bị cư dân mạng ném đá?

Sau tất cả, ai là người gây tổn thương cho bạn nhiều nhất?

Ông sếp có thể ném vài lời chửi rủa. Người thân có thể buôn vài câu than vãn cay nghiệt. Cộng đồng mạng có thể thả 100 icons tức giận, 20 comments tiêu cực… Nhưng chính các bạn mới là người tua đi tua lại đoạn phim đó 10.000 lần mỗi đêm và duy trì tần suất tự dày vò đó trong suốt 1.000 đêm tiếp theo.

Vậy các bạn đã có câu trả lời rồi chứ? Đúng vậy, người khiến cho chúng ta bị tổn thương nặng nề và nghiêm trọng nhất đó là CHÍNH MÌNH.

Vấn đề ở đây chính là cho dù mọi người đã lãng quên lỗi lầm mà chúng ta gây ra, ta vẫn không thể tự tha thứ cho chính mình.

Bài viết này dành cho những người luôn tự dằn vặt bản thân mình như thế. Ngày hôm nay, ông Quéo sẽ chia sẻ cho các bạn 4 bước để tự THA THỨ và CHỮA LÀNH cho chính mình.

Tha thứ và Chữa lành cho chính mình
Tha thứ và Chữa lành cho chính mình

Để tha thứ cho chính mình, hãy Nhận trách nhiệm

Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất, đó là Nhận trách nhiệm.

Xác nhận với chính mình rằng các bạn đã có một hành động sai lầm và dừng lại ngay hành động đó.

Quan trọng là bạn phải dũng cảm nhận lỗi, không thêm vào câu xác nhận của mình từ nhưng để biện minh hay giảm nhẹ tội: “Anh đã sai nhưng em cũng sai mà”, “ Tôi đã sai nhưng tôi đâu còn lựa chọn khác”,

Bên cạnh đó, các bạn cũng không được thêm vào sau những lỗi sai của mình những mệnh đề phán xét, khái quát: “Cho nên, tôi là …“.

Ví dụ, một đứa trẻ làm sai một đề toán thì nghĩa là nó đã làm sai đề toán đó, điều đó không có nghĩa nó là một đứa ngu ngốc, kém cỏi. Bạn làm sai một điều gì đó thì tức là bạn đã làm sai điều đó, chỉ vậy thôi, nó không đủ điều kiện để phán xét bạn là người như thế nào hay tương lai của bạn sẽ ra sao.

Tóm lại, bước thứ nhất là dũng cảm nhận đúng trách nhiệm cho hành động sai lầm của các bạn (thậm chí có thể viết ra nếu các bạn muốn) nhưng không cố gắng giảm nhẹ tội, cũng không khái quát và phán xét bản thân mình.

Để tha thứ cho chính mình, hãy Nhận trách nhiệm
Để tha thứ cho chính mình, hãy Nhận trách nhiệm

Để tha thứ cho chính mình, hãy Đối diện với cảm giác hối lỗi

Bước thứ hai đó là Đối diện với cảm giác ân hận và hối lỗi.

Đây là loại cảm xúc không hề dễ chịu và thoải mái chút nào. Nhưng nếu các bạn là người sâu sắc, các bạn sẽ phát hiện ra rằng ân hận và hối lỗi thật ra là loại cảm xúc tích cực. Bởi vì, chỉ có người tốt mới ân hận vì một lỗi sai, còn kẻ xấu sẽ làm điều sai như thể đó là một điều hiển nhiên và họ sẽ không cảm thấy có lỗi.

Một cú pháp đơn giản để xác nhận sự ăn năn hối lỗi của mình đó là “Khi mình hành xử như vậy, ắt hẳn…”: “Khi đó, ắt hẳn là mẹ mình đã đau lòng lắm”, “Khi đó, ắt hẳn khách hàng đã thất vọng lắm”, …

Bản chất của sự ăn năn nằm ở việc nỗ lực để đồng cảm với những tổn thương mà mình đã gây ra cho người khác.

Tức là, mình hiểu được rằng vì sơ suất của mình, vì sự nóng giận tức thời của mình đã khiến cho những người xung quanh cảm thấy tồi tệ như thế nào và xác nhận lại với bản thân mình rằng mình hoàn toàn không muốn họ phải trải qua chuyện đó, mình tôn trọng họ và tôn trọng mối quan hệ đó.

Lưu ý rằng, các bạn có thể cảm thấy ăn năn, hối hận nhưng tuyệt đối không được phép cảm thấy xấu hổ, nhục nhã về bản thân mình. Chỉ cần chúng ta có thái độ đúng đắn, biết ăn năn và sẵn sàng để sửa đổi thì đó sẽ là một chặng hành trình để ta trưởng thành.

Để tha thứ cho chính mình, hãy Đối diện với cảm giác hối lỗi
Để tha thứ cho chính mình, hãy Đối diện với cảm giác hối lỗi

Để tha thứ cho chính mình, hãy Chủ động khắc phục hậu quả

Bước thứ ba đó là Chủ động khắc phục hậu quả và những tổn thất mà mình đã gây ra.

Dĩ nhiên, nếu mình gây ra những lầm lỗi thì mình phải chịu trách nhiệm để khắc phục, đền bù cho người bị hại. Nhưng mà từ khoá quan trọng được nhắc đến ở đây đó là “chủ động”.

Điều này có nghĩa là chúng ta đừng đợi người khác đến tố cáo mà hãy chủ động đi xin lỗi, đồng cảm và lắng nghe những tổn thương mà mình đã gây ra cho người ta.

Đừng đợi tới lúc người khác đòi bồi thường mà hãy chủ động đề xuất bù đắp những mất mát, tổn thương cho họ. Và khi mình chủ động thì điều này sẽ mang lại cho tâm hồn của chúng ta đầy sự thanh thản.

Đây là cách nhanh nhất để chuyển hóa sự ăn năn, hối lỗi thành sự bình an, thanh thản. Suy cho cùng, thứ mà ta có thể cho đi để chữa lành phần nào tổn thương của người khác làm sao sánh bằng sự bình an và thanh thản mà chúng ta nhận lại được.

Để tha thứ cho chính mình, hãy Chủ động khắc phục hậu quả
Để tha thứ cho chính mình, hãy Chủ động khắc phục hậu quả

Để tha thứ cho chính mình, hãy Học hỏi từ sai lầm

Bước cuối cùng đó là Chuyển hóa sai lầm thành một bài học để làm mới bản thân của mình.

Đến một ngày nào đó, các bạn sẽ sớm nhận ra rằng những lầm lỗi, thất bại chính là người thầy vĩ đại nhất trong cuộc sống. Nếu mình đủ dũng cảm để nhận đúng trách nhiệm và đủ quan tâm để cảm nhận nỗi đau mình đã gây ra cho người khác thì ý chí thay đổi của các bạn sẽ vô cùng mãnh liệt.

Suy cho cùng, sau vài lần vấp ngã thì mình phải thay đổi và trưởng thành. Chúng ta đâu thể nào cứ gây ra tổn thương rồi lại bù đắp, cứ gây ra tổn thất rồi lại đến bù, cứ lặp đi lặp lại cái vòng luẩn quẩn đó hoài được.

Để chuyển hóa từ lỗi lầm sang bài học, các bạn có thể trả lời 3 câu hỏi đơn giản sau:

– Thứ nhất, cái gì nên làm mà các bạn đã không làm?

– Thứ hai, cái gì không được làm mà các bạn đã lỡ làm?

– Thứ ba, lần sau gặp lại chuyện như này, các bạn phải hành xử khác đi như thế nào?

Khi đã làm tốt 3 bước đầu tiên thì 3 câu hỏi cuối cùng này sẽ giúp các bạn nghiệm ra được những bài học mà sách vở thông thường có khi không thể nào truyền tải được.

Để tha thứ cho chính mình, hãy Học hỏi từ sai lầm
Để tha thứ cho chính mình, hãy Học hỏi từ sai lầm

Đó chính là 4 bước để Tha Thứ và Chữa Lành cho chính mình. Các bạn có thể xem tiếp video dưới đây để nghe anh chia sẻ sâu sắc hơn về chủ đề này nhé:

Tuy nhiên, việc tha thứ và chữa lành cho chính mình vẫn là một điều rất khó khăn và cần nhiều sự nỗ lực.

Nếu các bạn đã nghiêm túc thực hành 4 bước trên nhưng vẫn chưa thể chữa lành những tổn thương trong quá khứ hay xoá bỏ những gánh nặng trong lòng thì có lẽ các bạn cần thêm sự trợ giúp từ những người khác.

Nếu các bạn tin tưởng và muốn có sự hỗ trợ từ học viện AYP thì các bạn có thể tìm đến Buổi tư vấn cá nhân của học viện. Trong buổi tư vấn cá nhân đó, các bạn tư vấn viên sẽ lắng nghe và cùng bạn đối diện, nhìn nhận để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất trong cuộc sống.

Đó là quá trình xin được đồng hành cùng các bạn!

Cuối cùng, đừng quên comment xuống phía dưới để Ông Quéo hiểu rõ hơn về tâm tư tình cảm của các bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *