Xin chào các bạn, anh tên là Nguyễn Hữu Trí hay thường gọi là Mr.Quéo Ồ ruây, ông thầy đẹp trai và chuyên cà khịa đến từ học việc Awaken Your Power. Bài viết ngày hôm nay xin viết về 1 ngày lễ rất trọng đại của người Việt chúng ta: tết truyền thống.
Cá nhân anh không tin vào tết truyền thống. Cả tuổi trẻ của anh đã là 1 cuộc chiến để đấu tranh với những truyền thống, đặc biệt là tết truyền thống.
Tại sao phải sum họp gia đình ngày Tết? Anh đã ở với gia đình anh suốt cả 1 năm rồi, ai muốn sum họp thì cứ sum họp, anh chỉ muốn đi chơi.
Tại sao tết phải chúc tụng nhau những lời vô nghĩa bằng tiếng Hán, tiếng Tàu mà mình không hiểu gì hết?
Tết vừa rồi anh có đi Mộc Châu để tham gia giải chạy và có nán lại ở Hà Nội 1 ngày. Trong ngày hôm đó thì anh đi ăn phở và dạo dọc các dãy phố cổ ở Hà Nội. Không khí se se lạnh, sự tất bật, 1 chút rực rỡ của phố phường làm lòng anh bồi hồi trở lại.
Hà Nội vẫn còn giữ lại được cái náo nức của không khí tết truyền thống “thật sự”.
Tết truyền thống là gì?
Khoảnh khắc ngồi trên xe ra sân bay Nội Bài, con gái anh bất chợt níu tay anh lại và hỏi: “Tết là gì vậy ba?” … Anh ấp úng …
Ấp úng không phải vì không biết câu trả lời mà lòng anh bồi hồi nhớ lại ngày còn nhỏ.
Cứ mỗi đợt tết đến anh lăng xăng chạy theo ba chuẩn bị đón giao thừa. Anh cũng có níu ba anh lại trong đêm giao thừa và hỏi: “Giao thừa là gì vậy ba?”
Rồi anh nhìn ra vòng xoay của thời gian được đánh dấu bằng cột mốc của giao thừa. Và đó cũng là lúc anh bắt đầu thoáng tò mò về thứ gọi là “tết truyền thống”.
Theo từ điển Hán Nôm, “truyền thống” có 2 nghĩa:
Tết truyền thống có 2 loại: Sự kết nối hoặc sự kiểm soát.
Và sau khi phân tích rõ hơn chữ “truyền thống”, anh tin là bất cứ hoạt động tết truyền thống nào cũng nên hướng về loại thứ nhất và tránh xa loại số 2.
Vậy nên bây giờ cùng đi phân tích truyền thống của ngày tết dưới 2 góc nhìn: Truyền thống để tạo sự gắn kết trong gia đình và truyền thống để truyền lại sự kiểm soát từ người này sang người khác
Truyền thống đầu tiên: Dọn dẹp và mua sắm.
Dọn dẹp và mua sắm ngày tết truyền thống
Nếu việc dọn dẹp đó làm cho nhà cửa của mình sạch sẽ hơn, tinh tươm hơn, mình dọn dẹp hết tất cả những sự dơ bẩn, nhếch nhác trong năm cũ để tất cả thành viên trong gia đình cảm thấy vui hơn thì rõ ràng đó là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang lại niềm vui và tinh thần cho mọi người.
Ngược lại, nếu nó biến thành 1 truyền thống phải mua sắm và trang hoàng nhà cửa trong ngày tết.
Ngày tết là phải mua cái tivi lớn hơn, sắm đôi giày đẹp hơn, lượn lờ với chiếc xe ngầu đời hơn thì hãy cẩn thận.
Đó có khi là thứ truyền thống các nhà bán lẻ, doanh nghiệp, công ty muốn truyền lại sự kiểm soát để đảm bảo các bạn có thể vét sạch hàng tồn kho và tài khoản tiết kiệm của mình, đó là 1 truyền thống sai lầm.
Dọn dẹp và mua sắm ngày tết truyền thống.
Tiếp theo đó là 1 truyền thống không thể thiếu: Đi thăm và chúc tụng họ hàng ngày tết.
Đi thăm và chúc tụng họ hàng ngày tết truyền thống
Dĩ nhiên, nếu chúng ta đến gặp người thân của mình để trò chuyện, hiểu nhau, cầu chúc nhau những điều mới mẻ, những ấp ủ, ý chí, tinh thần cho 1 năm mới thì rõ ràng đó là 1 truyền thống tuyệt vời để gắn kết gia đình, dòng tộc với nhau.
Nhưng nếu việc đi thăm đầu năm là 1 truyền thống bắt buộc?
“Mày không qua nhà thăm ổng hả? Qua nhà thăm bác 1 tí đi, làm vậy coi sao được?”
“Cô mày, rồi chú mày thì sao? Qua thăm hỏi 1 tiếng chứ làm vậy người ta buồn đấy!”
Thì rõ ràng truyền thống đó là 1 sự kiểm soát để duy trì sự ảnh hưởng trong gia tộc. Đó là thứ chúng ta phải cân nhắc.
Đi thăm và chúc tụng họ hàng ngày tết truyền thống.
Rồi nói đến đi thăm hỏi thì cũng không tránh khỏi những bữa cơm đầy ắp món ngon ngày tết.
Mâm cơm gia đình ngày tết truyền thống
Khoảnh khắc tuyệt vời khi gia đình được quây quần với nhau, chia sẻ những khoảnh khắc, niềm vui, những ấp ủ để gắn bó với nhau.
Nhưng nếu mâm cỗ ngày tết truyền thống trở thành 1 sự áp đặt?
“Ngày tết là phải có món thịt kho tàu? Phải có gà, vịt, miến măng, phải có đầy đủ hết tất cả mọi thứ thì nhìn nó mới đàng hoàng, tươm tất?”
Chưa kể, mâm cỗ đó biến thành gánh nặng, sự mệt mỏi triền miên cho những mẹ, những chị của chúng ta. Thành áp lực rất lớn của họ hết tự đời này sang đời khác.
Mâm cơm gia đình ngày tết truyền thống.
Tiếp theo là 1 tục lệ chúng ta mượn của người Hoa có tên là Hồng Bao – Phong bao may mắn.
Lì xì ngày tết truyền thống
Lì xì là 1 số tiền may mắn mà người lớn sẽ cho những đứa trẻ trong ngày đầu năm. Và khi đó cũng là lúc những đứa trẻ sẽ bi bô những câu chúc cho người lớn. Và nếu điều đó mang lại cho những đứa trẻ tiếng cười, chúng đùa giỡn vui cửa vui nhà thì sẽ rất là dễ thương trong ngày tết.
Nhưng nếu phong bì ngày tết được đặt lên bàn cân để săm soi …
“Năm nay họ có nể mặt mình không?”
Để xem là …
“Năm nay cháu mình ra trường đi làm thì công việc của nó có tốt hơn đứa kia không?”
“Thằng này năm nay lì xì nhiều như vậy chắc là ăn nên làm ra lắm đây!”
Thì các bạn phải rất cẩn trọng, vì nếu số tiền đó được đặt lên bàn cân thì đó là cách để gia đình truyền lại sự kiểm soát, sự ảnh hưởng quyền lực lẫn nhau.
Còn 2 truyền thống nữa là đi chùa và đánh bài ngày tết, bạn nào muốn lắng nghe góc nhìn của anh về 2 truyền thống này có thể xem tại đây:
Cho nên tóm lại, bất cứ hoạt động nào anh nghĩ mình cũng nên có cái hiểu sâu sắc về lý do mình làm nó.
Là nếu những hoạt động truyền thống là sợi tơ để kết nối gia đình, huyết thống thì đó là điều tuyệt vời mà ta phải nỗ lực gìn giữ.
Ngược lại nếu đó là quá trình để truyền lại sự kiểm soát, thống trị từ người này sang người khác thì những người độc lập phải có ý chí để nhìn ra và vượt qua những truyền thống sai lầm đó.
Còn bạn, tết này bạn sẽ làm gì, sẽ nuôi dưỡng và vượt qua những cái truyền thống hủ tục nào, quan điểm của các bạn về ngày tết truyền thống ra sao. Anh rất mong chờ bình luận của các bạn đó nha.
Dành riêng cho những anh trai nào ngày tết không khó khăn chuyện truyền thống mà lục đục chuyện tiền bạc với vợ, xem thêm bài viết vợ giữ hết tiền nha.