Xin chào các bạn, xin được giới thiệu, anh tên là Nguyễn Hữu Trí hay thường gọi là Mr.Quéo Ồ ruây, ông thầy đẹp trai và chuyên cà khịa đến từ học việc Awaken Your Power. Và thẳng thắn đi, những người thật sự cần đến bài viết này nhất, lại xem nó sau cùng, bởi vì … họ trì hoãn.
Họ biết là thói quen trì hoãn này nó thật sự có hại, họ ý thức được cái thói quen trì hoãn đã kìm hãm họ như thế nào trong suốt nhiều năm qua nhưng thậm chí họ trì hoãn cả việc tháo gỡ thói quen trì hoãn của chính mình. Bởi vì việc nghiện trì hoãn nó nghiện ngập, không thua gì nghiện ma túy hết. Đây chính là chủ đề chúng ta bàn cùng nhau trong bài viết này – nghiện TRÌ HOÃN.
Bản chất của sự trì hoãn:
Trì hoãn thật ra là 1 hành vi phát sinh trong quá trình trưởng thành, chứ không phải “bản chất” của bất kỳ ai. Có nhiều bạn nhắn tin và than phiền với anh: “Anh ơi, bản chất trước giờ của em là vậy đó, em lúc nào cũng trì hoãn, tính em là vậy đó!”
Thành thật đi, nếu ngay bây giờ anh dẫn em đi mua tặng em chiếc iphone mới nhất, em có trì hoãn không? Hoặc nếu anh nói em đi ra ngoài và mở cửa đi, anh sẽ tặng em 1 món quà mà em đã hằng ao ước từ trước đến giờ, em có trì hoãn không? Cho nên trì hoãn nó không phải là 1 bản chất của bất cứ ai hết, chúng ta chỉ trì hoãn với 1 số việc nhất định mà thôi.
Thậm chí khi 1 đứa trẻ sinh ra và bước vào cuộc đời này, chúng không hề trì hoãn. Đứa bé cần ăn ngay lập tức sẽ kêu gào la khóc để được ăn. Nó không trì hoãn, thậm chí, nó sẽ chăm chỉ để thức dậy đều đặn 2 tiếng đồng hồ/lần để đòi ăn và tuyệt đối không trì hoãn và lười biếng.
Bẩm sinh chúng ta không hề có hành vi trì hoãn.
Nguồn gốc của sự trì hoãn:
Câu hỏi: Vậy 1 đứa trẻ mới sinh ra không trì hoãn và lười biếng thì phát sinh sự trì hoãn từ đâu? Dĩ nhiên mỗi người đều có những hoàn cảnh khác nhau, nhưng 1 cái “mẫu số chung” lớn nhất mà hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua, đó là “đi học” và “đi làm”.
1) Trì hoãn trong quá trình đi học:
Khi còn bé, lúc chơi rượt bắt, coi tivi, xem hoạt hình, chơi game, chúng ta không trì hoãn. Chúng ta trở nên trì hoãn khi bắt đầu được đi học. Và anh hoàn toàn không có ý định lên án việc đi học, nhưng ngày hôm nay với cách tiếp cận của “giáo dục hàng loạt”, sẽ là vô lý nếu yêu cầu tất cả những đứa trẻ yêu thích tất cả môn học và tất cả các ông thầy bà cô.
Phải hoàn thành những môn học mà mình không thật sự hứng thú! Phải chịu đựng những ông thầy bà cô chúng không thật sự quý mến! 1 cách tự nhiên trong quá trình này, những đứa trẻ sẽ phát sinh ra cái hành vi chống đối, hay còn gọi là “trì hoãn”.
2) Trì hoãn trong quá trình đi làm:
Nguyên nhân thứ 2 cho việc trì hoãn, chúng ta cảm nhận rõ hơn khi bắt đầu đi làm. Các bạn nhận ra là có những việc rất quan trọng, nó quyết định thu nhập cuối tháng của bạn, nó thậm chí là 1 việc bạn có hứng thú và tâm huyết nhưng các bạn vẫn trì hoãn!! Tại sao?
Bởi vì chúng ta sợ! Các bạn ngại gọi điện thoại cho khách hàng vì các bạn sợ bị từ chối. Các bạn trì hoãn việc ngồi xuống bàn lại định hướng công việc với sếp vì các bạn sợ bị chỉ trích và đánh giá về năng lực của mình. Nỗi sợ này xuất phát từ những tổn thương thất bại trong quá khứ, và nó sinh ra những hành vi trì hoãn trong công việc cuộc sống và mối quan hệ.
Nguồn gốc của trì hoãn.
Quá trình chuyển hóa từ “hành vi trì hoãn” sang “nghiện ngập trì hoãn”:
Vậy thì vì sao cái hành vi trì hoãn 1 khi đã bén rễ thì rất khó để tháo gỡ? Trì hoãn sẽ dẫn chúng ta đến 1 hành vi rất có hại về mặt lâu dài, nhưng ngược lại nó gây nghiện và mang đến cảm giác sung sướng. Đó là: Cày target ngay sát deadline.
Thẳng thắn là tất cả những ai đã từng cày deadline thì đều sẽ công nhận với anh là cảm giác kinh ngạc về cái năng lực sáng tạo, sự nhạy bén, trong những khoảnh khắc sinh tồn đó. 1 trạng thái kích hoạt được sức mạnh của linh thú trong người chúng ta để làm bất kỳ việc khó khăn gì. Và anh đã học được cách để triệu hồi con linh thú đó qua 1 người bạn rất thân của mình.
Ngày hôm đó nó đi về nhà, và nó than với anh là nó có rất nhiều bài tập chồng chất ngày mai phải nộp. Nhưng anh rất kinh ngạc với cái thái độ nhởn nhơ và hời hợt của nó. Đến chừng 11h khuya, như kiểu nhận được tín hiệu từ vũ trụ, nó cày bài tập liên tục đến 4h sáng.
Và điều đặc biết là chỉ trong vòng 4 tiếng, nó hoàn thành được lượng bài tập mà người bình thường cũng phải tốn ít nhất 2 ngày mới nuốt được. Và thằng bạn đó tên là Nguyễn Hữu Trí.
Những ngày tháng đó, để sử dụng được sức mạnh khó tin đó của linh thú, anh sẽ phải trả 1 vài cái giá ảnh hưởng đến cả tinh thần và sức khỏe của anh mà mãi sau này anh mới hiểu được:
– Sự rệu rã và mệt mỏi bên trong cơ thể
– Các kết quả nằm ở mức trung bình do không được đầu tư kỹ
– Càng trì hoãn càng dễ bị ghiện việc cày sát deadline do quá trình trì hoãn kích thích tạo ra ma túy nội sinh ngay bên trong cơ thể. Cụ thể hơn bạn có thể xem ngay video tại đây:
Cách “sử dụng” cơn nghiện trì hoãn:
Và con linh thú, thực chất nó không tệ như chúng ta nghĩ. Ta có thể tiếp tục sử dụng “linh thú” để chạm tới 110% hiệu quả và thăng hoa trong công việc. Đây là 1 kỹ năng anh học được từ ông Andrew Matthew – 1 diễn giả khách mời vô cùng tài giỏi anh từng có dịp gặp trong sự kiện Singapore Education Summit 2011.
Và ngay trước bài nói của ông 2 tiếng, anh rất kinh ngạc khi thấy ông vẫn đang lập cập điều chỉnh bài giảng của mình.
Cho nên khi được hỏi, ông nói với anh rằng ông luôn chuẩn bị 80-90% bài giảng của mình từ rất sớm. Còn 10% còn lại, ông sẽ để đến gần sát buổi chia sẻ, khi mà ông ta đã đến và nhìn thấy khán giả của mình, thì trong cái khoảnh khắc phút chót đó, ông sẽ bật ra được những ý tưởng chấm phá, đắt giá và hoàn thiện được bài nói của ông 1 cách hoàn hảo.
Và đây cũng là cách những bậc thầy đạt được hiệu quả cao nhất trong việc họ làm: Là mình chuẩn bị từ 80-90% công việc từ rất sớm, để rồi sử dụng linh thú ngay sát giờ hoàn thành để đẩy hiệu quả công việc lên cao hơn rất nhiều.
Sử dụng trì hoãn để chạm tới 110% hiệu quả công việc.
2 cách tháo gỡ gốc rễ của sự trì hoãn:
Và dựa trên những gì anh đã phân tích ở trên, ta thấy được 2 nguồn gốc chính gây ra sự trì hoãn, đó chính là nỗi sợ và sự buồn chán. Vì vậy để tháo gỡ gốc rễ của sự trì hoãn, ta sẽ bắt đầu từ việc tháo gỡ 2 nguồn gốc này.
VƯỢT QUA TỔN THƯƠNG TRONG QUÁ KHỨ
Các bạn có thể xem lại bài giảng 4 bước để tự chữa lành ở video dưới đây:
VƯỢT QUA SỰ BUỒN CHÁN
Đây là lúc bạn rèn luyện cho mình cách để xác định mục tiêu, hiểu bản thân mình tò mò và hứng thú với điều gì. Xác định điểm mạnh, yếu và những định hướng phù hợp với năng lực của chúng ta.
2 cách tháo gỡ gốc rễ của sự trì hoãn.
Cuối cùng, bình luận cho anh 1 điều bạn muốn làm ngay lập tức sau khi đọc xong bài viết này. Làm liền luôn, đừng trì hoãn nữa. Và tin anh đi, dù việc này không giúp bạn thoát ra khỏi vòng lặp trì hoãn ngay lập tức nhưng nó sẽ giúp bạn nhìn nhận sự việc lại 1 cách khách quan và bình tĩnh hơn rất nhiều đấy.
Xem lại các công cụ của thói quen 1