Âm thầm nghỉ việc (Quiet Quitting) – một cơn đại dịch tiếp theo đang bùng phát quét qua tất cả các nền kinh tế toàn cầu. Và Việt Nam cũng nằm trong số đó.
Đầu tiên, anh muốn nói rõ rằng âm thầm nghỉ việc không có nghĩ là nghỉ việc mà thực tế chúng ta vẫn đi làm về mặt thế xác, trí tuệ, nhưng cảm xúc và tinh thần thì không còn nữa.
Âm thầm nghỉ việc không tệ như nghỉ việc, mà thật ra nó … tệ hơn rất nhiều!
Nguyên nhân và hệ lụy của nó là gì? Chúng ta cùng tiếp hiểu qua bài viết này nhé.
Triệu chứng của “căn bệnh” âm thầm nghỉ việc
Ngay bây giờ, anh muốn các bạn nhìn lại công việc hiện tại hoặc vừa mới đây của mình để xem bản thân mắc bao nhiêu trong 5 dấu hiệu của căn bệnh âm thầm nghỉ việc:
- Ngoài công việc và trong công việc bạn là 2 phiên bản rất khác nhau
- Bạn cảm thấy ngại, khó chịu và chống đối với những thay đổi trong công việc
- Bạn ngại xung phong cho những vai trò và trách nhiệm mới. Ngại làm rõ, thương lượng với cấp trên về quyền lợi hay các chính sách.
- Bạn không trả lời tin nhắn, email của cấp trên và khách hàng ngoài giờ hành chính. Hạn chế tối đa những giao thiệp, kết nối với đồng nghiệp, công ty ngoài giờ làm việc.
- Bạn liên tục nghĩ về chuyện nộp đơn xin nghỉ việc
Lúc này đây, nếu bạn đang nghi ngại hoặc cần được mô tả kỹ hơn về những “chẩn đoán” trên thì video sau sẽ giúp bạn sáng tỏ:
Còn lại, hãy bình luận bên dưới bài viết chia sẻ với anh các bạn đã dính bao nhiêu trong 5 dấu hiệu trên nhé!
Tại sao trào lưu âm thầm nghỉ việc liên tục được cảnh báo?
Đối với người Việt Nam, tư duy âm thầm nghỉ việc khá gần gũi và là chuyện bình thường nhưng nó có thể dẫn đến hệ lụy rất lớn đến nền kinh tế nếu tiếp tục lan rộng.
Trào lưu âm thầm nghỉ việc khiến cho doanh nghiệp bị đình trệ, mất sức chống chịu với cơn lốc suy thoái kinh tế trước mắt.
Sự nghiệm trọng của suy thoái kinh tế dễ dẫn đến tệ nạn xã hội, đói nghèo và chiến tranh.
Tất cả những điều kể trên là lý do mà các tờ báo lớn trên thế giới, các đài truyền hình quốc gia liên tục gióng hồi chuông cảnh báo về hiện tượng xã hội đầy tiêu cực này.
Tuy nhiên, cá nhân anh không đồng tình với cách tiếp cận của báo chí, truyền thông về Quiet Quitting vì họ có xu hướng đẩy toàn bộ trách nhiệm về cho người lao động!
“Nhân viên lười biếng hơn, họ chỉ làm vừa đủ, họ không chịu sáng tạo. Nhân viên trẻ vô trách nhiệm, không chịu cống hiến, nghỉ việc đột xuất, không chịu đồng cam cộng khổ cùng doanh nghiệp,…”
Vậy trách nhiệm của cấp quản lý nằm ở đâu?
Là một người lãnh đạo, các bạn đã xây dựng văn hóa, môi trường làm việc, cơ chế lương thưởng, dẫn dắt, đánh giá nhân viên ra sao trước khi đòi hỏi họ phải nỗ lực, phải đồng hành cùng mình?
Trách nhiệm của người lãnh đạo trong trào lưu âm thầm nghỉ việc
Cá nhân anh tuyệt đối tin rằng năng lực của người lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến quyết định nghỉ việc của nhân viên.
Và trong thâm tâm của mỗi người đều có khát khao phát triển sự nghiệp, có tinh thần nhiệt huyết trước khi họ thất vọng và kiệt quệ.
Cho nên, nếu lúc này các bạn đang là một quản lý thì hãy ngừng than phiền và đổ lỗi cho nhân viên. Chúng ta cần chịu trách nhiệm cho nhân sự, cho văn hóa đội nhóm.
Cụ thể, trong bài viết Quiet Quitting Is About Bad Bosses, Not Bad Employees (Tạp chí Harvard Business Review) đã chỉ ra 3 điều mà người quản lý phải chịu trách nhiệm cho đội nhóm của mình:
Vật lộn với “cơn sốt” âm thầm nghỉ việc, nhân viên phải làm gì?
Đầu tiên, không có luật lệ nào bắt buộc tất cả nhân viên phải phát triển liên tục, phải thăng tiến.
Tiền trao cháo múc, cứ bình bình vẫn sống thọ cho đến khi suy thoái kinh tế, thiên tai, chiến tranh, cạnh tranh công nghệ ập đến và những nhân tố yếu kém dần bị loại bỏ.
Khi tình hình kinh tế trở nên u ám, các doanh nghiệp sẽ chuyển sang trạng thái phòng thủ. Họ quay về quản lý chi phí, tinh chỉnh đội ngũ.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp và chỉ được giữ lại 80% nhân sự, bạn sẽ chủ động cắt bỏ những nhân viên nào?
Nếu bấy lâu nay sống mòn trong trạng thái âm thầm nghỉ việc, đây là lúc bạn phải nhanh chóng chỉnh đốn tinh thần nếu không muốn trở thành người ra đi tiếp theo với vốn liếng về chuyên môn lẫn tài chính ít ỏi.
Sau đây là 3 bước để hàn gắn lại mối quan hệ với doanh nghiệp mà bạn cần biết:
Bước 1: Quiet training – âm thầm trau dồi năng lực của mình
Bước 2: Direct communication – đối thoại trực tiếp với sếp
Bước 3: Check your saving – có khoản tiền tiết kiệm để bảo vệ bản thân
Video ở phần đầu bài viết sẽ mách bạn phải thực hiện 3 bước này như thế nào, tìm hiểu ngay nhé!
Muốn chống lại trào lưu âm thầm nghỉ việc phải đánh tan suy nghĩ ngại thay đổi!
Trong điều kiện bức tranh kinh tế lý tưởng, không có bất cứ biến động nào thì có thể chúng ta chẳng cần thay đổi để chạm vào ranh giới được – mất.
Nhưng đứng trước tình hình suy thoái hiện tại, anh tin rằng con người ta sẽ sẵn sàng cởi mở cho sự thay đổi.
Ngày hôm nay chúng ta đang đối diện với những thử thách vô cùng khốc liệt, đây là lúc để đoàn kết từ bên trong, mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn để cùng nhau đương đầu với khó khăn.
Trong hoàn cảnh áp lực nhiều phía, nếu việc cam kết về thời gian, tiền bạc, nỗ lực trong vòng 2 tháng là điều chưa khả thi đối với bạn thì việc tìm hiểu về dịch vụ Tư vấn năng lực và định hướng nghề nghiệp dựa trên Sinh trắc vân tay có khi là sự hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý rằng, đừng dừng lại ở việc xác định điểm mạnh, ngành nghề phù hợp mà các bạn cần tận dụng phần tư vấn trong bản báo cáo sinh trắc để hiểu sâu hơn tính cách, xu hướng giao tiếp để có thể trò chuyện với sếp và đồng nghiệp tốt hơn.
Đây sẽ là yếu tố quyết định việc chúng ta có thể chia sẻ, thấu hiểu, đoàn kết, đồng hành với nhau hay không.
Xuôi theo dòng chảy âm thâm nghỉ việc hay đánh tan suy nghĩ ngại thay đổi điểm quyết định trước tiên là nằm ở bạn!