Xin chào các bạn, xin được giới thiệu, anh tên là Nguyễn Hữu Trí hay thường gọi là Mr.Quéo Ồ ruây, ông thầy đẹp trai và chuyên cà khịa đến từ học việc Awaken Your Power. Bài viết hôm nay anh xin chia sẻ về câu chuyện của fan và idol, bởi vì anh nhận ra nó là 1 câu chuyện cũng quan trọng đối với anh và có khi cũng ảnh hưởng đến các bạn.
Cho nên ngày hôm nay chúng ta sẽ nói về câu chuyện giữa fan và idol, sự ra đời của văn hóa thần tượng và cái lợi, cái hại của nó lên đời sống của chúng ta. Cùng đọc tiếp nào.
Sự ra đời của văn hóa thần tượng – Fan vs Idol
Chúng ta du nhập văn hóa này vào thời gian gần đây. Mình có fan của những ca sĩ Kpop, fan của những cầu thủ bóng đá, thậm chí là fan của những sản phẩm công nghệ như là fan của Sung, của Táo.
Về mặt cơ bản văn hóa thần tượng ra đời với sự xuất hiện của mass communication – truyền thông đại chúng, tức là cuộc cách mạng về truyền thông giúp cho các thông tin được lan truyền 1 cách nhanh chóng mặt. Nó cũng đồng thời ra đời với chủ nghĩa tiêu thụ, hệ quả là nhờ có cách mạng truyền thông nó biến thành ngành công nghiệp giải trí bởi vì nó có sức lan tỏa cực kỳ lớn.
1 ca sĩ trước đây nếu mà chỉ hát được cho cộng đồng của cô ta hoặc anh ta thì ngày hôm nay lên tv, các mạng xã hội có thể phát bài hát đó cho toàn thế giới. Và nó giúp tạo sự kết nối rất lớn của người idol và fan cũng như giữa các fan với nhau. 1 người trước đây chỉ là ca sĩ giờ họ có thể trở thành 1 thần tượng 1 idol, còn những người trước đây là thính giả, độc giả bây giờ là fan.
Sự ra đời của văn hóa thần tượng.
Sự phát triển này không những đa dạng hóa sở thích của các bạn trẻ ngày này mà cũng đồng thời mang lại những đóng góp to lớn cho xã hội.
Sự đóng góp to lớn của idol
Ngày trước, sự lan tỏa chỉ dành cho những ca sĩ, nghệ sĩ trên truyền hình tv, thì hôm nay khi có youtube tiktok, ai cũng có thể lan tỏa giá trị riêng của mình. Và nếu nội dung thật sự ý nghĩa bất kỳ ai cũng có thể có được sức ảnh hưởng, sự nổi tiếng và 1 mức thu nhập tốt.
Khi họ trở thành 1 idol, thì sức ảnh hưởng không dừng lại ở nội dung, ở thông điệp họ tạo ra nữa mà sức ảnh hưởng khi đó còn là dẫn dắt được nhận thức và hành vi của người tiêu dùng để tạo nên sự khác biệt. Và đã có không ít những sự khác biệt tích cực được những người influencer này tạo ra ví dụ như những hoạt động thiện nguyện, những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, …
Những chiến dịch đó thật sự rất ý nghĩa, và ngay cả 1 game streamer cũng có thể mang lại những ảnh hưởng tích cực. Độ Mixi – bạn không chỉ là 1 người tạo ra content mà còn xây nên những hoạt động thiện nguyện rất thực tế ở vùng quê của bạn: Xây cầu, xây trường học,…
Ngày hôm nay, 1 game streamer không chỉ là chơi game, cung cấp những giá trị giải trí mà anh ấy còn có khả năng tạo ra những chuyển biến tích cực cho xã hội.
Sự đóng góp to lớn của idol.
Cái lợi của việc làm fan
Bên cạnh những nội dung, những sản phẩm sáng tạo như 1 bài hát mới, 1 ý tưởng độc lạ hay 1 bài giảng hay mà fan thường nhận được thì những người thần tượng cũng mang lại cho họ 1 giá trị về tinh thần.
Họ thuộc về 1 cộng đồng lớn hơn khi cùng hâm mộ 1 thần tượng nào đó. Nhiều bạn học trò của anh cũng có chia sẻ rằng các bạn được học hỏi, gắn bó với những người cùng sở thích, và điều đó giúp các bạn bớt cô đơn đi rất nhiều.
Bởi vì ngày hôm nay chúng ta có rất nhiều sở thích mà có khi ba má mình không hiểu, rồi ba má cũng không thể chia sẻ chung với mình được, rồi nhiều khi trong môi trường xung quanh cũng không cởi mở, không chia sẻ được.
Thông qua những các idol, các bạn có thể kết nối được với các bạn trẻ khác, những fan khác có cùng giá trị, cùng sự hứng thú với mình. Và lúc đó mình cũng có 1 sự nương tựa về tinh thần nó giúp mình vượt qua những chông chênh trong cuộc sống của mình.
Cái lợi của văn hóa thần tượng.
Tuy nhiên giống như 1 bàn tay, mọi thứ đều có 2 mặt của nó. Văn hóa thần tượng cũng để lại 1 số hệ quả ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người.
Hệ quả của văn hóa thần tượng giữa Fan và Idol
Hệ quả 1: Fan sẽ bị dẫn dắt bởi cảm xúc: Khi thần tượng là chỉ có cảm xúc, mà khi đã cảm xúc rồi thì không có đúng sai đắt rẻ nữa
Hệ quả 2: Idol không được sống thật với chính mình: Họ bị xem như là 1 người lúc nào cũng toàn thiện, toàn mỹ, không được sống thật, sống sai, bị tước đoạt đi quyền được yếu đuối của 1 con người bình thường
Chi tiết hơn về 2 hệ quả này các bạn có thể xem tại đây:
Và anh viết bài này không phải để chống lại văn hóa thần tượng bởi vì ta không thể né nó được, nó là 1 sự phát triển tự nhiên của thời đại. Tuy nhiên, mình chia sẻ để mình hiểu và quản lý được sự bình an của mình. Sau khi đọc xong bài trên thì các bạn có thêm 1 góc nhìn nào đắt giá không, chia sẻ chúng ta cùng thảo luận bên dưới nhé.
Còn lại dành riêng cho bạn nào muốn đọc thêm các bài viết về cách để hiểu bản thân mình, hiểu được những nguyên lý tâm lý đằng sau những hành vi hàng ngày của mình thì các bạn có thể đọc thêm các bài viết tại chuyên mục “Hiểu mình”