Flavors Vietnam 2023
12/06/2023

Bệnh thành tích không thể biến mất vì…

Ở đây có bao nhiêu bạn nào bước vào đại học và rồi nhận ra mình chọn sai ngành? Có...
Đã sao chép
Đã lưu
Bệnh thành tích

Ở đây có bao nhiêu bạn nào bước vào đại học và rồi nhận ra mình chọn sai ngành?

Có bao nhiêu bạn ra trường đi làm, sau đó cảm thấy hối tiếc vì thời gian, tiền bạc để học đại học?

Và có bao nhiêu bạn học đại học thấy cũng vui, cũng thú vị, tạm gọi là thanh xuân không hối tiếc nhưng rồi đi làm một ngành nghề không liên quan đến lĩnh vực mình đã học?

Nếu số lượng người mắc phải những điều trên quá đông thì đó sẽ là minh chứng cho công tác hướng nghiệp giúp học sinh sớm nhận ra con đường phù hợp với mình chưa thực sự hiệu quả.

Nhưng, có một thứ mà “hiệu quả” của nó hiện hữu vô cùng rõ ràng trong công tác giáo dục phổ thông của chúng ta đó là… BỆNH THÀNH TÍCH.

Biểu hiện của nó không còn là điều gì quá lạ lẫm nhưng hôm nay, ngay tại bài viết này anh xin phép được nhắc đến tác hại khôn lường của căn bệnh quái ác này đối với việc tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh.

Bệnh thành tích và định hướng sự nghiệp
Bệnh thành tích và định hướng sự nghiệp 

Tư vấn hướng nghiệp và bệnh thành tích

Thực chất việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là một việc rất khó!

Nếu chúng ta chỉ có một vài buổi trong năm, mỗi buổi chừng 2 – 3h đồng hồ để yêu cầu giáo viên dạy chuyên môn phải phát triển thêm năng lực tư vấn định hướng cho cùng lúc hàng chục học sinh mà hiệu quả thì gần như là điều không thể.

Bởi vì việc giúp một em học sinh đón nhận hướng đi phù hợp mà không cảm thấy bản thân kém cỏi và tụt hậu so với các bạn cùng lớp đòi hỏi giáo viên ngoài tầm nhìn còn phải thực sự tinh tế, khéo léo trong cách chia sẻ, dẫn dắt, hỗ trợ học trò của mình.

Chưa kể, rất nhiều giáo viên đang phải sống trong cơ chế vận hành bởi bệnh thành tích. Sẽ ra sao nếu nhà trường lấy điểm thi, lấy số lượng học sinh đậu vào lớp 10, đậu vào đại học để đánh giá giáo viên?

Điều anh thấy đáng tiếc nhất ở hiện tại là người ta vẫn lấy điểm số ra để đánh giá sự nỗ lực, sự trưởng thành của học sinh cũng như năng lực dẫn dắt của giáo viên.

Thực chất đó là một việc sai lầm với giáo dục hiện đại.

Vì thầy cô giáo giỏi không phải thầy cô có thể tạo nên những học sinh điểm 9, điểm 10 mà phải là người tạo ra sự thay đổi về kết quả, thái độ và năng lực của học sinh.

Vậy nên tư duy lấy kết quả cuối cùng để đại diện cho toàn bộ quá trình nỗ lực là một cách nhìn vô cùng hạn hẹp, nhiễm sâu bệnh thành tích, lỗi thời trong cách quản lý nhân sự cũng như cách phát triển năng lực cá nhân.

Đánh giá giáo viên
Làm sao để đánh giá một giáo viên?

Kẻ dung túng cho bệnh thành tích chính là…

Câu hỏi khiến cho tất cả chúng ta đau đầu là tại sao sau rất nhiều năm hô hào cải cách giáo dục “Nói không với bệnh thành tích” nhưng tất cả các cấp học đều vẫn đang trong vòng lặp luẩn quẩn!

Ai là kẻ dung túng cho căn bệnh đáng sợ này?

Đó chính là… anh và các bạn!

Bởi vì nếu ngày hôm nay chúng ra xuống phố để rồi vẫn đánh giá nhau qua nhãn mác quần áo, thương hiệu xe, dòng điện thoại, chức vụ ghi trên danh thiếp, loại bằng đại học,… thì làm sao mình có thể mong đợi nền giáo dục đổi mới được?

Dĩ nhiên chúng ta vẫn có kỳ vọng rất lớn đối với những người quản lý giáo dục nhưng việc thực tế nhất vẫn là làm sao để tạo được một môi trường sống, ở đó những đứa trẻ được đánh giá không phải dựa trên điểm số hay bằng cấp.

Mà chúng sẽ được đánh giá dựa trên sự tâm huyết, hứng thú để tìm tòi, học hỏi, để trải nghiệm hay cách quan tâm đến gia đình, cách chúng tạo nên sự khác biệt trong công việc,…

Nếu chúng ta có cái nhìn cởi mở được như vậy thì những bạn trẻ cũng sẽ có góc nhìn khác về giá trị thực sự của mỗi nghề nghiệp.

Công bằng để loại bỏ bệnh thành tích
Công bằng giữa các nghề nghiệp

Những con người nói không với bệnh thành tích

Anh đã được gặp gỡ những bạn trẻ rất năng nổ, họ lao vào cuộc sống để trải nghiệm, tìm kiếm bản thân và rồi thể hiện bản lĩnh của mình một cách đa dạng, thú vị.

Ngay trong công ty anh các nhân sự ở vị trí lãnh đạo, quản lý thì gần một nửa không có bằng đại học. Điều đó chẳng phải là vấn đề gì! Tâm huyết, thái độ mà họ dành cho công việc của mình vẫn rất tuyệt vời.

Tổ chức cần những con người như vậy chứ không hẳn là người đạt điểm số cao nhất.

Và anh tin rằng những người làm việc bằng thái độ tập trung, cần mẫn, không ngừng học hỏi dù ở giai cấp nào, bằng cấp ra sao rồi sẽ được xã hội công nhận năng lực thực chiến của các bạn.

Khi đó chúng ta sẽ chính thức được nói không với bệnh thành tích! Điều này sẽ góp phần giúp cho nền giáo dục có được những cải tiến sâu sắc hơn.

Còn lại, phải thẳng thắn rằng chúng ta không thể mong đợi vào sự chuyển mình kỳ diệu của nền giáo dục Việt Nam trong 2 – 3 năm tới.

Vì vậy mình không thể đặt cược toàn bộ tương lai, sự trưởng thành của con em vào trường lớp hay thầy cô nào cả. Hãy trở thành người thầy, người bạn thân với con trẻ để hỗ trợ các em ngay từ trong gia đình.

Mọi người hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm những công cụ, chương trình tư vấn, hỗ trợ bên ngoài trường lớp để giúp con em mình tìm ra định hướng phù hợp.

Dĩ nhiên, nếu mọi người quan tâm có thể cân nhắc về chương trình Tư vấn đa thông minh dựa trên Sinh trắc vân tay nhằm xác định tính cách, năng lực, ngành nghề phù hợp với điểm mạnh mà học viện của anh đã triển khai trong suốt 9 năm qua.

Và cuối cùng, anh xin phép để lại video nói về câu chuyện “Ép học sinh yếu không thi lớp 10…” để các bạn có cái nhìn trực quan hơn về căn bệnh thành tích mà chúng ta phân tích trong bài viết hôm nay nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *