Tình yêu thương con cái là một điều vô cùng thiêng liêng. Nhưng cách mà ba mẹ yêu thương con đôi khi làm chúng bị tổn thương rất nhiều.
“Tại sao ba mẹ yêu con nhiều như vậy mà con lại không hề vui vẻ, hạnh phúc?”
Bài viết ngày hôm nay anh Trí sẽ cùng các bạn phân tích và chia sẻ cách để yêu thương con cái mà không gây tổn thương cho chúng.
4 điều mà ba mẹ yêu thương con cái cần phải nhớ
Yêu thương con cái là điều dĩ nhiên, nhưng hiểu để yêu thương con đúng cách là điều mà các vị phụ huynh nhất định phải lưu ý.
4 điều quan trọng dưới đây, anh hy vọng mọi người hãy đọc và suy ngẫm thật kỹ nhé:
Cảnh báo ba mẹ niềm tin “Bản thân tôi là một sai lầm” của con trẻ
Xét theo tâm lý hành vi về niềm tin sâu trong tiềm thức của một người trước khi họ quyết định kết thúc sự sống của mình đó là: “I’m a mistake!”
Nếu chúng ta nghĩ “lười biếng là sai lầm”, “nói dối là sai lầm” thì cách sửa sai đơn giản chính là chấm dứt hành vi đó. Vậy nên, khi đứa trẻ sống với niềm tin “bản thân mình là một sai lầm” thì nó sẽ tìm cách “xóa sai lầm” đó.
Đến đây, anh mong các bạn đã hiểu được diễn biến tâm lý của những đứa trẻ bất hạnh và dừng việc hỏi hay trách móc chúng “Tại sao lại hành động dại dột như vậy?”, “Nghĩ cái gì mà làm ra nông nỗi này?”,…
Cho nên khi mình trò chuyện với một đứa trẻ, nó sẽ rất quan trọng trong việc phân biệt câu nói: “You are wrong!” so với “Your action/behavior is wrong!”
Điểm mấu chốt ở đây là khi mình chỉ ra cái sai cho con trẻ, mình nhấn mạnh vào hành vi sai chứ không phải bản thân đứa trẻ đó sai. Điều này sẽ tránh cho chúng nghĩ: “Mọi việc sẽ đúng khi không có tôi!”
Vậy nên chúng ta cần rất cẩn trọng và tiết chế lại cảm xúc nhất thời của mình khi giao tiếp với trẻ các bạn nhé.
Làm sao giúp đứa trẻ nhận ra “Hành vi này của mình là sai” ?
Làm sao để một đứa trẻ nhận ra hành vi của chúng là sai?
Cách duy nhất là PHẢI CHO CHÚNG ĐƯỢC NÓI!
Bạn cần cho con mình quyền trình bày quan điểm để trẻ giãi bày suy nghĩ của chúng đối với sự vật, sự việc đó.
Và nhờ vào việc lắng nghe câu chuyện của con, chúng ta sẽ chỉ ra cho chúng hành vi/cách nghĩ nào là sai, đồng thời gợi ý cách giải quyết vấn đề.
Nhưng muốn nghe mà hiểu và hướng dẫn lại được cho con thì trước hết ba mẹ cần biết về đặc điểm tính cách của con mình. Lúc chúng ta lý giải được tâm lý, hành vi của trẻ là lúc mình sẵn sàng hỗ trợ con một cách tốt nhất.
Còn khi chúng ta vẫn loay hoay với suy nghĩ “Tại sao nó lại làm như vậy?” thì đó là lúc cần tìm một phương pháp nào đó giúp cho mình hiểu con và con hiểu chính bản thân chúng.
Tại đây, anh xin được đề xuất các bạn tìm hiểu về dịch vụ Tư vấn đa thông minh dựa trên kết quả Sinh trắc vân tay, nó sẽ chỉ ra cho bạn nhiều điều vô cùng hữu ích!
Chỉ ra cái sai để muốn con “tốt hơn” là một điều rất sai!
Thông thường chúng ta luôn suy nghĩ rằng mình la rầy con là chỉ muốn tốt cho con thôi, thương cho roi cho vọt, khen ngợi hoài sao tụi nó chịu phấn đấu.
Niềm tin “Tôi chỉ ra cái sai để nó được tốt hơn” liệu có đúng?
Để trả lời cho câu hỏi này anh muốn nhấn mạnh rằng nếu chúng ta muốn con trẻ được tốt hơn thì trước hết chúng phải TỐT thì mới HƠN được.
Đầu tiên, mình phải chỉ ra được chúng tốt ở điểm gì, sau đó mới chỉ ra cái hơn. Đây là điều rất quan trọng mà chúng ta cần nhớ khi feedback cho trẻ.
Chúng cần được công nhận những điều đã làm tốt để tiếp nhận lời khuyến khích làm sao cho tốt hơn của bậc phụ huynh/thầy cô giáo.
“Sao bây giờ mấy đứa nhỏ mong manh quá vậy?”
Phần này anh sẽ không viết mà anh muốn các bạn xem ngay video bên dưới để nghe và cảm nhận sâu sắc nhất về sự mong mong của giới trẻ hiện nay:
Đến bây giờ bạn đã ngừng phán xét hay thắc mắc chưa?
Chuẩn bị điểm tựa cho bản thân để yêu thương con cái đúng cách
Nếu ba mẹ của mình là một người cởi mở, có những góc nhìn tiên tiến thì xin chúc mừng, nếu chưa thì cũng đừng vì vậy mà áp lực rồi ghét ba má mình, cảm thấy mình bị ngược đãi.
Một trong những kỹ năng mà các bạn trẻ cần nỗ lực làm được đó là phát triển cho mình hệ thống hỗ trợ từ xã hội, hay nói đơn giản là làm sao để mình có nhiều chỗ nương tựa hơn.
Để khi mình không thể nương tựa vô sự thấu hiểu, đồng cảm của ba má mình được thì mình còn chỗ khác để nương tựa, để mình không bị cô độc, dày vò bởi những thương tổn về mặt cảm xúc và tinh thần.
Đó có thể là bạn bè, hàng xóm, thầy cô, KOL, tôn giáo, thú cưng,…
Đến khi mình bớt chông chênh, bình an hơn thì anh hy vọng rằng các bạn sẽ cởi mở để nâng đỡ và trở thành điểm tựa cho một ai đó.
Còn lại, anh rất mong được đón nhận chia sẻ của mọi người về chủ đề Yêu thương con cái trong khung bình luận của bài viết này.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian tại website nguyenhuutri.vn