Flavors Vietnam 2023
13/05/2023

Tổn thương tâm lý và 7 dấu hiệu giúp bạn nhận biết

Tổn thương tâm lý là hệ quả sau khi chúng ta phải trải qua một biến cố vượt ra khỏi...
Đã sao chép
Đã lưu
Dấu hiệu Tổn thương tâm lý

Tổn thương tâm lý là hệ quả sau khi chúng ta phải trải qua một biến cố vượt ra khỏi khả năng chịu đựng hoặc bị lặp đi lặp lại những tổn thương nhỏ trong thời gian dài.

Nếu chúng ta có một vết thương nào đó trên cơ thể (ví dụ như bị chảy máu hoặc bị bong gân…) thì chúng ta rất dễ nhận ra điều này và tìm cách chữa trị nó.

Thế nhưng, nếu chúng ta có một vết thương nào đó trong tâm hồn, cảm xúc của mình thì nó thường không được chúng ta ưu tiên để chữa lành. Bởi vì, chúng ta khó có thể nhận ra điều này một cách rõ ràng.

Bên cạnh đó, ngày nay, mạng xã hội ngày càng phát triển và nó mang đến cho chúng ta rất nhiều liều thuốc chữa lành tức thời thông qua những video clip hài, những bài post cuốn hút,…

Chúng ta có thói quen nghiện việc sử dụng giải pháp tức thời đó thay vì đi sâu vào bên trong để đối diện, thấu hiểu và chữa lành cho nguồn gốc của những đau khổ của mình.

Chính những lý do trên đã khiến chúng ta dần mất khả năng nhận diện và tự chữa lành những tổn thương tâm lý của mình.

Và anh là Nguyễn Hữu Trí – Mr Quéo đến từ Học viện Awaken Your Power. Trong bài viết ngày hôm nay, Ông Quéo sẽ chia sẻ với các bạn 7 dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình đang bị TỔN THƯƠNG TÂM LÝ.

Sẵn sàng chưa nào? Let’s go!

7 dấu hiệu Tổn thương tâm lý
7 dấu hiệu Tổn thương tâm lý

Nghi ngờ những điều tốt đẹp vì bị Tổn thương tâm lý

Dấu hiệu thứ nhất của việc các bạn có một tổn thương tâm lý trong quá khứ chưa được chữa lành đó là các bạn có xu hướng nghi ngờ khi có những điều tốt đẹp diễn ra trong cuộc đời của mình.

Nếu đột nhiên mọi thứ trở nên quá tốt đẹp thì các bạn sẽ bắt đầu lo rằng “không biết có một tai họa nào đi kèm hay không?”

Hoặc nếu đột nhiên người ta cư xử với các bạn lịch thiệp hay người ta giúp đỡ các bạn thì trong lòng bạn bắt đầu cảm thấy bất an và tự hỏi rằng “không biết họ có mong đợi gì không hay họ có ý đồ gì với mình không?”

Biểu hiện này gắn liền với một biến cố trong quá khứ khiến cho các bạn có niềm tin là mình không xứng đáng được hạnh phúc, nó gắn liền với một biến cố mà các bạn lưu lại cho mình sự dằn vặt rất lớn rằng “mình đã làm sai và mình không xứng đáng được hạnh phúc!”

Nghi ngờ những điều tốt đẹp vì bị Tổn thương tâm lý
Nghi ngờ những điều tốt đẹp vì bị Tổn thương tâm lý

Lên kế hoạch quá tỉ mỉ vì bị Tổn thương tâm lý

Dấu hiệu thứ hai đó là các bạn có xu hướng lên kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết cho tất cả mọi thứ trong cuộc đời của mình.

Các bạn luôn muốn kiểm soát tất cả mọi việc một cách chỉnh chu và chi tiết. Mỗi lần có một việc gì đó diễn ra không đúng với mong đợi và kế hoạch của mình thì các bạn sẽ cực kỳ khó chịu, thậm chí các bạn rất dễ mất bình tĩnh.

Dĩ nhiên, khi làm việc, chúng ta cần có những kế hoạch rõ ràng và định hướng cụ thể.

Nhưng nếu các bạn lên kế hoạch quá chi tiết, quá tỉ mỉ và mong đợi mọi thứ phải luôn tuân thủ theo kế hoạch của mình thì điều đó có nghĩa rằng các bạn đã từng trải qua một biến cố trong quá khứ.

Các bạn đã rơi vào một sự tuyệt vọng, sự bế tắc rất kinh khủng. Khi đó, các bạn rất cô đơn và không biết làm cách nào để xoay sở nó.

Biến cố đó khiến chúng ta có xu hướng trở thành một người theo chủ nghĩa hoàn hảo, luôn muốn kiểm soát bản thân và tất cả những người xung quanh để bảo vệ bản thân mình khỏi sự bất an đã từng diễn ra trong quá khứ.

Lên kế hoạch quá tỉ mỉ vì bị Tổn thương tâm lý
Lên kế hoạch quá tỉ mỉ vì bị Tổn thương tâm lý

Ám ảnh sự thất bại vì bị Tổn thương tâm lý

Dấu hiệu thứ ba đó là các bạn có một nỗi sợ đặc biệt lớn với sự thất bại.

Dĩ nhiên, trong chúng ta, không ai muốn thất bại hết.

Nhưng nếu nỗi sợ thất bại của chúng ta thậm chí còn lớn hơn khát khao chinh phục và thành công thì đây là một dấu hiệu đáng lo ngại.

Khi đó, nỗi sợ này sẽ tước đoạt đi của các bạn rất nhiều những cơ hội trong cuộc sống. Đồng thời, nó cũng ức chế sự sáng tạo, khát khao trưởng thành và thể hiện của riêng các bạn.

Hành vi này xuất phát từ một quá khứ mà chúng ta thường xuyên bị chỉ trích vì những sai lầm của mình và việc này lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

Anh nghĩ rằng thói quen thường xuyên chỉ trích con em trong gia đình, trong trường lớp ngày nay của một số bố mẹ, thầy cô khiến cho những đứa trẻ đó lớn lên có một nỗi sợ rất lớn với việc làm sai hoặc thất bại. Và nỗi sợ đó sẽ hủy hoại cơ hội thành công của những đứa trẻ này.

Ám ảnh sự thất bại vì bị Tổn thương tâm lý
Ám ảnh sự thất bại vì bị Tổn thương tâm lý

Sợ thành công vì bị Tổn thương tâm lý

Dấu hiệu thứ tư đó là các bạn có một nỗi sợ đặc biệt lớn đối với thành công. Điều này nghe khá là buồn cười nhưng nỗi sợ này thật sự tồn tại.

Các bạn đã bao giờ gặp một người có năng lực rất tốt, họ bắt tay vào làm việc nhưng khi đứng trước khoảnh khắc thành công của mình thì họ bỏ cuộc.

Mọi thứ diễn ra rất tốt nhưng ngay khoảnh khắc cuối cùng thì có một thứ gì đó diễn ra bên trong họ khiến họ đột nhiên suy sụp tinh thần và từ bỏ nỗ lực đó.

Đây là một biểu hiện rất đặc thù bởi vì nó xuất phát từ một tổn thương tâm lý gắn liền với sự mất mát của một người thân hoặc một mối quan hệ quan trọng trong quá khứ.

Sợ thành công vì bị Tổn thương tâm lý
Sợ thành công vì bị Tổn thương tâm lý

Ngại làm phiền người khác vì bị Tổn thương tâm lý

Dấu hiệu thứ năm đó là các bạn vô cùng nhiệt tình giúp đỡ mọi người nhưng lại rất ngại nhờ vả người khác khi cần giúp đỡ.

Các bạn là một osin chính hiệu khi ai nhờ việc gì cũng nhiệt tình hỗ trợ để làm. Sau khi làm việc cho người ta xong rồi, quay trở về thì mình hết luôn thời gian và sức lực.

Thậm chí, vì giúp người ta mà công việc của mình đều bị gián đoạn hết. Khi đó, các bạn rất bức xúc, mệt mỏi và vô cùng căng thẳng nhưng các bạn tự giữ lấy cho riêng mình và không dám nhờ vả bất cứ người nào hết.

Đây là biểu hiện của những người có sự tự tôn thấp. Họ luôn có một cảm giác là mình không xứng đáng được hỗ trợ, mình là sự phiền toái của người khác. Thậm chí, họ tin là bản thân của mình có giá trị rất thấp.

Đó là biểu hiện gắn liền với những tổn thương tâm lý khi còn bé. Nếu một người trải qua một giai đoạn mà họ liên tục bị từ chối, bị bỏ rơi, không nhận được sự giúp đỡ họ cần. Thậm chí, họ bị ăn hiếp, bị bạo hành.

Tất cả những biến cố đó hình thành nên tính cách của một người có sự tự tôn thấp. Điều thú vị là các bạn không cần có một biến cố rất nghiêm trọng mà có khi nó đến từ một cô đơn nho nhỏ nào đó lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài.

Ngại làm phiền người khác vì bị Tổn thương tâm lý
Ngại làm phiền người khác vì bị Tổn thương tâm lý

Thoải mái với người ngoài nhưng dễ nổi nóng với người thân vì bị Tổn thương tâm lý

Biểu hiện số 6 đó là các bạn có thể rất dễ dàng tươi cười, thoải mái, nhiệt tình với người ngoài nhưng lại rất dễ nổi nóng, mất bình tĩnh và bùng nổ với người thân của mình.

Đến một lúc nào đó, các bạn sẽ nhận ra rằng những người có xu hướng hay gây tổn thương cho người khác lại là những người đang có những tổn thương chưa được chữa lành.

Họ cố gồng lên để chứng tỏ rằng mình ổn. Đến lúc họ chịu hết nổi thì đành phải đổ hết tất cả những đau đớn của mình lên những người gần họ nhất.

Sau nhiều lần bùng nổ và gây ra những tổn thương rất đáng tiếc và sâu sắc cho những người thân của mình thì người này sẽ có xu hướng né những người thân và cô lập bản thân mỗi khi họ rơi vào khủng hoảng.

Và trong khoảng không gian riêng tư đó, họ sẽ gây ra tổn thương cho chính cơ thể của mình.

Đây chính là những biểu hiện phổ biến gắn liền với những người có quá khứ vì bạo hành, bị ăn hiếp. Họ sẽ có xu hướng bạo hành người khác.

Thoải mái với người ngoài nhưng dễ nổi nóng với người thân vì bị Tổn thương tâm lý
Thoải mái với người ngoài nhưng dễ nổi nóng với người thân vì bị Tổn thương tâm lý

Thay đổi thất thường vì bị Tổn thương tâm lý

Dấu hiệu cuối cùng đó là các bạn bắt đầu thấy mình có những thay đổi, chuyển biến về tâm lý thất thường và không giải thích được.

Các bạn đột nhiên trở nên lo âu, dễ mất bình tĩnh, dễ nổi nóng. Các bạn mất đi hứng thú với những việc mà trước đây mình rất say mê. Các bạn mất khẩu vị, không ăn được, không ngủ được…

Tất cả những biểu hiện đó đều là những tín hiệu mà cơ thể báo cho mình biết rằng có một tổn thương nào đó cần được lưu ý và chữa lành ngay lúc này!

Đó là 7 dấu hiệu giúp các bạn nhận ra mình bị Tổn thương tâm lý. Các bạn có bị rơi vào trường hợp nào trong số 7 trường hợp trên hay không?

Nếu các bạn cần một vài lời khuyên nho nhỏ để đối diện với vấn đề này thì các bạn có thể xem video dưới đây của Ông Quéo để tham khảo nhé!

Tuy nhiên, những Tổn thương tâm lý này không hề dễ dàng vượt qua chút nào!

Vậy nên nếu các bạn cảm thấy việc này quá khó khăn thì các bạn có thể tìm đến Buổi tư vấn cá nhân của học viện AYP. Trong buổi tư vấn cá nhân đó, các bạn tư vấn viên sẽ lắng nghe và cùng bạn đối diện, nhìn nhận để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất trong cuộc sống.

Cuối cùng, đừng quên comment xuống phía dưới để chia sẻ cho Ông Quéo về những tâm tư, tình cảm của bạn nhé!

3 thoughts on “Tổn thương tâm lý và 7 dấu hiệu giúp bạn nhận biết

  1. Có thể nói em dính hết tất cả những thứ mà anh đã đề cập đến. Ngay cả việc em đang giãi bày như này thì em cũng nghĩ mình có đang sung sướng quá không? hay mình có làm quá chuyện này lên không? Sau gần 1 năm kể từ lúc xem video trên ytb của anh đến giờ em mới có một chút sự dũng cảm để chia sẻ với mọi người câu chuyện của em. Từ bé em đã luôn bị bố mẹ bỏ bê, để lại em cho ông bà nội em, quá trình này nó không diễn ra liên tục, nó cứ thay đổi môi trường sống liên tục khiến em chưa bao giờ có cảm giác được yêu thương, và rồi tầm 3,4 tuổi em bị xhtd NHƯNG lúc đó em đã rất vui, vì cảm giác sung sướng mà nó mang lại bù đắp cho tất cả những khoảng trống trong em, lúc đó em chưa nhận thức được vấn đề và bố mẹ em cũng xảy ra mâu thuẫn và một năm sau thì ly hôn. Sau đó bố em đến với 1 người phụ nữ dưới mà ở đó chỉ là mối quan hệ về kinh tế và sự kiểm soát dưới vỏ bọc yêu thương, Em đã luôn bị người phụ nữ đó kiểm soát, thao túng tâm lý để khiến mình mất dần niềm tin vào bản thân, dần dần những việc em làm đúng nhưng vẫn bị coi là sai vì người phụ nữ kia xấu hổ vì không chịu nhận sai, em mất dần khả năng phản biện, khả năng sử dụng ngôn từ vì sự từ chối lắng nghe, còn người bố mà em tin tưởng theo chân khi bố mẹ ly hôn thì luôn đánh đập em mỗi khi không vừa ý hoặc trút giận lên em khi có chuyện gì khác xảy ra. Mọi thứ anh nêu ở trên em đều trải qua nhưng cảm giác của em nó ở mức độ khủng khiếp hơn nhiều. Đến khoảng thời gian từ năm lớp 9 đến năm lớp 12 (thời điểm em xem được anh trên ytb) em mới nhận ra mình đang có vấn đề như nào. Nó có nhiều vấn đề đến mức em sợ khi mình coi việc gì đấy là thứ gây tổn thương thì mình sẽ ngay lập tức phủ định nó là chuyện nhỏ, chẳng có gì đáng. Mãi đến tận bây giờ em mới có thể thoải mái nhìn nhận một vài vấn đề với đúng mức độ của nó.
    Một thứ khác ngoài lề đó chính là giờ em đang bị nghiện Tình dục, trong suy nghĩ của em mỗi khi bế tắc hay áp lực quá em sẽ không tìm đến sự trợ giúp từ ai mà khép mình lại suy nghĩ đến những chuyện abc xzy đó để cảm thấy tốt hơn như một thói quen. Em nói ra như này cũng để bản thân mình chấp nhận những gì mình đang gặp phải. Cảm ơn anh đã cho em những thứ này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *